14 chỉ số KPI Marketing quan trọng nhất cho Marketer 2023

Đo lường các chỉ số KPI Marketing sẽ giúp doanh nghiệp nắm được hiệu quả của các hoạt động cũng như chiến dịch Marketing, từ đó có được chiến lược phù hợp để tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.

Marketing KPI đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của các hoạt động Marketing, hiểu được kênh nào đang hoạt động hiệu quả nhất, chiến dịch quảng cáo nào cần tối ưu hay các từ khóa mục tiêu nào đang tăng / giảm thứ hạng để từ đó điều chỉnh và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp hơn trong tương lai.

Vậy KPI Marketing là gì? Nhà quản lý cần chú trọng đo lường những chỉ số Marketing KPI gì? Hãy cùng BALICO tìm hiểu chi tiết về các chỉ số KPI trong Marketing tại bài viết này.

KPI là gì? KPI Marketing là gì?

KPI là gì?

KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng của công ty hay doanh nghiệp cá nhân. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có các chỉ số KPI khác nhau để đánh giá hiệu quả làm việc một cách khách quan của mỗi bộ phận.

Dựa trên việc hoàn thành KPI, tổ chức (công ty, cơ quan, phòng ban) sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. KPI cho thấy được hiệu quả hoạt động về kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức cũng như để đánh giá xem người thực thi công việc đó có đạt được mục tiêu hay không.

kpi-la-gi
KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc

Có rất nhiều KPIs khác nhau, nhưng ta phân thành 2 loại:

1. KPIs được gắn với các mục tiêu mang tính chiến lược: Các mục tiêu mang tính chiến lược thì thường là tiền, profit, market share ==> tác động trực tiếp đến sự sống còn của công ty.

Ví dụ: KPI chiến lược là phải đạt doanh số 10 tỷ tháng và mỗi năm 120 tỷ, không đạt được mục tiêu đó thì có khả năng công ty sẽ bị ảnh hưởng, nhà đầu tư rút vốn, giám đốc Sales và Marketing bị cho thôi việc.

2. KPIs được gắn với các mục tiêu mang tính chiến thuật: Các chiến thuật là những hoạt động nhỏ nhằm giúp công ty đến được gần hơn với việc đạt mục tiêu chiến lược.

Ví dụ: Social KPI là mỗi tháng cần phải đạt được 100,000 engagements, tuy nhiên, số engagements này dù có đạt được cũng không đảm bảo sẽ giúp công ty đạt được doanh số. Nhưng các KPI này là một chỉ số mang tính đo lường sự phát triển và hiệu quả của các chiến thuật đang được thực thi và đồng thời bản thân các KPI này phải link trực tiếp tới việc nó sẽ tác động tới việc đạt mục tiêu chiến lược ra sao. Ví dụ: nhiều engagements ==> nhiều comments, nhiều inbox ==> nhiều người tìm hiểu về dịch vụ ==> nhiều khả năng bán hàng hơn ==> tăng doanh thu.

Cho nên các tầng cấp quản lý (directors, managers) là người sẽ bị ép KPI chiến lược và các bạn này phải tạo ra các KPI chiến thuật để phục vụ việc đạt mục tiêu KPI chiến lược mà các bạn đang chịu. Các KPI chiến lược này sẽ được áp cho các bạn cấp dưới đang thực thi các công việc tương ứng.

KPI Marketing là gì?

Từ khái niệm KPI thì có thể hiểu đơn giản rằng KPI Marketing có nghĩa là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động, chiến dịch Marketing.

Chỉ số KPI trong Marketing giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được mình đã đạt được mục tiêu đề ra cho riêng các hoạt động và chiến dịch Marketing hay chưa. Việc theo dõi những chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động trong Marketing, từ đó đưa ra các quyết định nhanh chóng hơn dựa trên dữ liệu xác thực.

Những yếu tố cần có khi xây dựng Marketing KPI

Nhìn chung, khi xây dựng Marketing KPI, doanh nghiệp cần đáp ứng được 5 tiêu chí của mô hình SMART.

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí:

  • Specific (Cụ thể)
  • Measurable (có thể Đo lường được)
  • Actionable (Tính Khả thi)
  • Relevant (Sự Liên quan)
  • Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

Mỗi khi kết thúc một quý, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên của mình thường bắt đầu chuẩn bị cho những buổi họp để bàn về những mục tiêu mới và KPI mới cho quý tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp sẽ hào hứng đặt ra những mục tiêu vĩ mô, tham vọng. Tuy nhiên, những mục tiêu đó vẫn còn mơ hồ, không có tính khả thi trong thực tế.

Với mô hình SMART, các chỉ số Marketing KPI của doanh nghiệp sẽ trở nên cụ thể hơn, có tính khả thi và có thời hạn mà doanh nghiệp cần đạt được KPI nhất định. Từ đó, mục tiêu của doanh nghiệp sẽ hiện ra một bức tranh cụ thể, rõ ràng.

Xem thêm:  63 tỉnh thành Việt Nam cập nhật tới năm 2023
mo-hinh-smart
Mô hình SMART

14 chỉ số Marketing KPI quan trọng nhất

Để đo lường hiệu quả của các chiến dịch, hoạt động Marketing, doanh nghiệp cần chú trọng vào đo lường 14 chỉ số KPI đó là:

  • #1. Số lượng khách hàng tiềm năng (Lead)
  • #2: Số lượng khách hàng tiềm năng chất lượng (Qualified Lead)
  • #3: Chi phí để thu về 1 khách hàng tiềm năng (Cost per Lead)
  • #4: Chi phí trên mỗi chuyển đổi (Cost per Conversion)
  • #5: Số lượng người truy cập trang website (Website traffic)
  • #6: Thời lượng phiên trung bình (Average Session Duration)
  • #7: Tỷ lệ thoát trung bình (Bounce Rate)
  • #8: Số lượng người truy cập từ nguồn tự nhiên (Organic Traffic)
  • #9: Tăng thứ hạng của trang (Google PageRank)
  • #10: Tăng thứ hạng từ khóa mục tiêu
  • #11: Số lượng backlink
  • #12: Khách hàng tiềm năng và chuyển đổi từ nguồn quảng cáo
  • #13: Tỷ lệ nhấp (Click-through-rate)
  • #14: Chỉ số ROI của các chiến dịch quảng cáo

1. Số lượng khách hàng tiềm năng (Lead)

Đây là chỉ số quan trọng được các doanh nghiệp chú trọng trong các chiến dịch Marketing của mình. Số lượng khách hàng tiềm năng có thể được đo lường hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý.

Chỉ số này giúp doanh nghiệp nắm bắt được các hoạt động Marketing của mình mang về bao nhiêu lead mới. Lead mới ở đây có thể là người đăng ký dùng thử sản phẩm, đăng ký tư vấn hay đăng ký nhận tin tức, bài viết mới từ doanh nghiệp.

so-luong-khach-hang-tiem-nang
Số lượng khách hàng tiềm năng (Lead)

Cách để đo lường chỉ số này: Thông thường các doanh nghiệp sẽ sử dụng phần mềm CRM. Khi người dùng hoàn thành một form đăng ký trên website hay landing page , thông tin khách hàng sẽ tự động đổ về CRM. Tại đây quy trình tổng hợp & lọc lead sẽ diễn ra hoặc tự động, hoặc sẽ có người ở bộ phận Marketing phụ trách việc đo lường và báo cáo số lượng khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như Google Analytics để có thể đo lường số lượng lead hàng ngày.

Làm thế nào để cải thiện chỉ số này?

Để cải thiện chỉ số KPI này, doanh nghiệp có thể:

  • Tăng ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo và marketing online
  • Xây dựng các nội dung tối ưu về SEO để bài viết hiển thị trên các trang đầu của các cỗ máy tìm kiếm
  • Đẩy mạnh truyền thông trên mạng xã hội (social media marketing)
  • Đưa ra các chương trình giảm giá/ dùng thử miễn phí/ flash sales để khuyến khích khách hàng mua hàng

2. Số lượng khách hàng tiềm năng chất lượng (Qualified Lead)

Khi theo dõi chỉ số Marketing KPI này, doanh nghiệp sẽ biết các hoạt động Marketing của mình có đang nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu không. Thực tế, đôi khi doanh nghiệp có thể thu hút được lượt traffic (lượt truy cập web) cao nhưng không tỷ lệ chuyển đổi lại thấp. Khách hàng tiềm năng có thể được chia làm 3 nhóm chính:

  • Marketing qualified leads (MQL) – nhóm khách hàng tiềm năng thực sự có nhu cầu mua sản phẩm và được phòng Marketing đánh giá là đủ tiêu chuẩn để chuyển sang cho phòng kinh doanh thực hiện giai đoạn tiếp theo của hành trình khách hàng
  • Sales-accepted leads (SAL) – nhóm khách hàng tiềm năng mà phòng kinh doanh chấp nhận về chất lượng để tiếp tục triển khai các bước tiếp theo.
  • Sales qualified leads (SQL) – nhóm khách hàng tiềm năng mà phòng kinh doanh xem là đối tượng khách hàng thực sự tiềm năng. Họ sẽ tập trung tiếp cận để chuyển đổi những đối tượng này thành khách hàng thật.
so-luong-khach-hang-tiem-nang-chat-luong
Số lượng khách hàng tiềm năng chất lượng (Qualified Lead)

Cách để đo lường chỉ số này: Việc phân loại khách hàng mục tiêu thường được triển khai thông qua hệ thống CRM. Hệ thống CRM sẽ giúp doanh nghiệp lọc và phân loại khách hàng tiềm năng cũng như thời gian để biết chính xác số lượng lead chất lượng thu trong một thời điểm nhất định là bao nhiêu.

Làm thế nào để cải thiện chỉ số này: Xây dựng các chiến dịch Marketing nhắm vào đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, khéo léo đưa ra tiêu chuẩn loại trừ và phân loại tiềm năng để tối ưu nguồn lực và chi phí, hạn chế thu hút lead không chất lượng.

3. Chi phí để thu về 1 khách hàng tiềm năng (Cost per Lead)

Đây là chỉ số Marketing  KPI về lead mà mọi Marketer đều cần phải theo dõi thường xuyên và sát sao. Cost-per-lead (CPL) chỉ ra chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được một khách hàng tiềm năng mới là bao nhiêu. Cùng với chỉ số cost-per-conversion (chi phí để có được một chuyển đổi thành công), doanh nghiệp có thể đánh giá được liệu các hoạt động Marketing mà mình đang triển khai có đang hiệu quả và xứng đáng với những gì mà doanh nghiệp đã đầu tư hay không.

Cách đo lường chỉ số này:

Chi phí để thu về 1 khách hàng tiềm năng (Cost-per-Lead)  = Tổng chi phí hàng tháng (thời gian, nguồn lực, ngân sách cho các hoạt động marketing) / Tổng số lead thu được mỗi tháng.

Làm thế nào để giảm chỉ số này:

Để cải thiện chỉ số này, doanh nghiệp có thể:

  • Nhận định các kênh miễn phí & trả phí mang lại hiệu quả tốt nhất trong chuyển đổi lead
  • Đầu tư thêm thời gian & chi phí cho các kênh hiệu quả.
  • Sáng tạo & chia sẻ các nội dung chất lượng để thu lượt truy cập miễn phí vào website thông qua các nền tảng mạng xã hội.

4. Chi phí trên mỗi chuyển đổi (Cost per Conversion)

Đây là chỉ số marketing thể hiện chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được các lead chất lượng – những người có khả năng cao sẽ chuyển đổi thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp.

Trên thực tế, theo như Hubspot, dù các chiến dịch marketing có thể tạo ra hàng trăm khách hàng tiềm năng thì chỉ dưới 2% trong số đó có thể chuyển hóa thành khách hàng thực sự. Nếu chi phí trên mỗi chuyển đổi (Cost Per Conversion) cao tỷ lệ phần trăm chuyển đổi, chiến lược marketing của doanh nghiệp đang phí nguồn lực thay vì tạo ra lợi nhuận.

Xem thêm:  MMO là gì? Tổng quan về việc kiếm tiền trực tuyến (MMO)
chi-phi-tren-moi-chuyen-doi
Chi phí trên mỗi chuyển đổi (Cost per Conversion)

Cách đo lường chỉ số này:

Chi phí trên mỗi chuyển đổi (Cost Per Conversion) = Tổng chi phí đầu tư cho việc tìm kiếm & chuyển đổi khách hàng tiềm năng / Tổng số khách hàng mới chuyển đổi được mỗi tháng.

Để đảm bảo sự chính xác của chỉ số Cost Per Conversion, doanh nghiệp cần đo lường trên từng kênh marketing riêng biệt. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể sẽ tìm được nguồn mang lại khách hàng tiềm năng có giá trị chuyển đổi cao nhất, từ đó tập trung nguồn lực để đầu tư hơn nữa đối với những kênh này.

Cách để giảm chi phí chuyển đổi:

  • Xây dựng các chiến lược marketing có khả năng nhắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu hiệu quả.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng (customer experience) trong quá trình tương tác với doanh nghiệp
  • Cung cấp các hướng dẫn (guidelines) về sản phẩm / dịch vụ cần thiết.

Bên cạnh đó,  khi chạy các chiến dịch quảng (e.g. Google Ads, Facebook Ads…), doanh nghiệp luôn cần nhớ đo lường chỉ số Cost Per Conversion, thay vì chi phí cho mỗi nhấp chuột (CPC), lượt hiển thị (impressions), hay các chỉ số khác.

5. Số lượng người truy cập trang website (Website traffic)

Chỉ số KPI quan trọng trong việc đo lường hiệu quả hoạt động của website trong việc thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng đầu tiên đó là số lượng người truy cập trang website của doanh nghiệp.

Ngoài số lượng người truy cập tổng thể, hãy theo dõi và phân tích kỹ lưỡng số lượng người truy cập vào nhiều trang khác nhau như trang chủ, trang sản phẩm, blog, landing page,… Sử dụng các số liệu này để đánh giá đâu là những trang giúp doanh nghiệp có thể thu được tỷ lệ chuyển đổi cao nhất và hoặc những trang nào không hiệu quả trong việc thu hút khách hàng để tối ưu lại.

Website-traffic
Số lượng người truy cập trang website (Website traffic)

Cách đo lường chỉ số này: Sử dụng Google Analytics để xem lưu lượng truy cập hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng của tất cả các trang website của doanh nghiệp

Làm thế nào để cải thiện chỉ số này: Để tăng lưu lượng truy cập trang web hoặc landing page, doanh nghiệp có thể chi tiêu nhiều hơn cho cho các chiến dịch quảng cáo hoặc tạo nội dung được tối ưu chuẩn SEO để có được khách truy cập thông qua kết quả của công cụ tìm kiếm có liên quan.

6. Thời lượng phiên trung bình (Average Session Duration)

Một chỉ số Marketing KPI cũng rất quan trọng để đo lường hiệu quả của hoạt động Marketing trên website đó là thời lượng phiên trung bình.

Thời lượng phiên trung bình là tổng thời lượng của tất cả các phiên (tính bằng giây) / số phiên. Số phiên cũng có thể được hiểu là số lượng traffic của website.

Theo như Google Analytics, cách tính chỉ số này như sau:

  • Trong trường hợp không có tương tác nào

Nếu không có bất kỳ một lượt tương tác nào được ghi nhận trên trang cuối cùng được truy cập, tức là người dùng truy cập vào trang và không tương tác gì cả, thời lượng phiên trung bình có thể được tính như sau:

Thời gian của lượt truy cập đầu tiên trên trang cuối cùng – lượt truy cập đầu tiên trên trang đầu tiên

Ví dụ:

  • Trang 1: lượt truy cập đầu tiên: 10:00 sáng
  • Trang 2: lượt truy cập đầu tiên: 10:05 sáng
  • Trang 3: lượt truy cập đầu tiên: 10:10 sáng
  • 10:10 trừ 10:00 = thời lượng phiên là 10 phút (600 giây)
  • Trong trường hợp có lượt truy cập tương tác

Nếu có lượt truy cập tham gia trên trang cuối cùng, thì thời lượng được tính như sau:

Thời gian lượt truy cập tham gia cuối cùng trên trang cuối cùng – lượt truy cập đầu tiên trên trang đầu tiên

Ví dụ:

  • Trang 1: lượt truy cập đầu tiên: 10:00 sáng
  • Trang 2: lượt truy cập đầu tiên: 10:05 sáng
  • Trang 3: lượt truy cập đầu tiên 10:10 sáng; lượt truy cập tham gia cuối cùng: 10:15 sáng
  • 10:15 trừ 10:00 = thời lượng phiên là 15 phút (900 giây).

Làm thế nào để cải thiện chỉ số này: Doanh nghiệp cần tập trung xây dựng nội dung chất lượng, có những câu CTA phù hợp để khuyến khích khách hàng thực hiện hành động hoặc thiết kế landing page tối ưu chuyển đổi.

7. Tỷ lệ thoát trung bình (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát trung bình (Bounce Rate) là chỉ số tỷ lệ phần trăm khách hàng ghé thăm website nhưng không thực hiện bất cứ hành động nào khác trên trang (như xem thêm các bài viết khác, click vào CTA).

Tỷ lệ thoát trung bình là chỉ số KPI giúp cho doanh nghiệp đo lường chất lượng traffic đến website hoặc landing page. Nếu như Bounce Rate quá cao chứng tỏ rằng trang đó không còn phù hợp với khách hàng nữa. Trong Marketing, tỷ lệ thoát trung bình cao cũng chứng tỏ rằng đó không phải là khách hàng tiềm năng thật sự của doanh nghiệp.

ti-le-thoat-trung-binh
Tỷ lệ thoát trung bình (Bounce Rate)

Theo Google Analytics, Cách tính tỷ lệ thoát trung bình (Bounce Rate) có thể được hiểu như sau:

Tỷ lệ thoát trung bình (Bounce Rate) =  số phiên chia cho tất cả các phiên hoặc phần trăm tất cả các phiên trên trang web của doanh nghiệp mà trong đó người dùng chỉ xem một trang duy nhất và chỉ kích hoạt một yêu cầu duy nhất 

Doanh nghiệp có thể đo lường chỉ số này bằng cách sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như Google Analytics.

Làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát trung bình: Doanh nghiệp cần tập trung xây dựng nội dung chất lượng và có những câu CTA phù hợp để khuyến khích khách hàng thực hiện hành động hoặc tương tác trên trang.

8. Số lượng người truy cập từ nguồn tự nhiên (Organic Traffic)

Chỉ số Marketing KPI quan trọng đầu tiên đối với các chiến dịch SEO là số lượng người truy cập từ nguồn tự nhiên (Organic Traffic).

Chỉ số này cho thấy số lượt truy cập trang web hàng tháng thông qua kết quả của công cụ tìm kiếm từ Google, Bing, Cốc Cốc,… Organic Traffic rất có lợi vì doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng tiềm năng mà không cần tốn quá nhiều chi phí.

Xem thêm:  Quản trị rủi ro là gì? Vì sao doanh nghiệp cần quản trị rủi ro?

Cách đo lường chỉ số này: Đơn giản nhất là doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ Google Analytics.

Làm thế nào để tăng chỉ số này: Cải thiện SEO của doanh nghiệp để xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

9. Tăng thứ hạng của trang (Google PageRank)

Đây là chỉ số do thuật toán của Google xếp hạng để đánh giá mức độ uy tín của website của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố cấu thành PageRank, một trong các yếu tố quan trọng đó là số lượng & chất lượng của backlink dẫn về web của doanh nghiệp.

tang-thu-hang-google-pagerank
Tăng thứ hạng của trang (Google PageRank)

Làm thế nào để đo lường chỉ số này: Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ Check Page Rank để kiểm tra chỉ số Marketing KPI về hoạt động SEO này

Làm thế nào để cải thiện chỉ số này:

Doanh nghiệp có thể cải thiện chỉ số này bằng cách áp dụng các cách sau:

  • Tạo thêm nhiều backlink chất lượng dẫn về trang web của doanh nghiệp thông qua hình thức guest blogging (viết bài trên các blog khác).
  • Viết bài PR trên các báo uy tín.
  • Xây dựng các nội dung chất lượng để khách hàng có thể chia sẻ với nhiều người khác

10. Tăng thứ hạng từ khóa mục tiêu

Hàng tháng, doanh nghiệp cần kiểm tra thứ hạng của các từ khóa mục tiêu mình muốn SEO để kiểm tra xem thứ hạng tăng hay giảm. Việc đo lường chỉ số Marketing KPI này giúp doanh nghiệp biết được bao nhiêu từ khóa tăng hạng, bao nhiêu từ khóa giảm hạng để nắm bắt hiệu quả chiến lược SEO của mình có đang đi đúng hướng hay không.

Cách để đo lường chỉ số này: Tất cả các công cụ SEO đều có chức năng xuất báo cáo hàng tháng, hàng tuần về thứ hạng các từ khóa như Ahrefs, Google Search Console, SEMRush,…

Làm thế nào để cải thiện chỉ số này: Nghiên cứu đối thủ để học hỏi chiến lược SEO của họ. Tìm các backlink chất lượng mới từ các website có thứ hạng cao để dẫn về web.

11. Số lượng backlink 

Theo Wikipedia, Backlink, còn được biết với các thuật ngữ như incoming link, inbound link, inlink, và inward link, là những liên kết hướng tới website của doanh nghiệp.

Các công cụ tìm kiếm thường sử dụng số lượng backlinks mà một trang web có như một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định thứ hạng và sự phổ biến của trang web. Ngoài ra, số lượng backlink trỏ về website cũng cho doanh nghiệp  biết rằng liệu nội dung của doanh nghiệp có được chia sẻ phổ biến trên các website khác không.

Cách để đo lường chỉ số này: Doanh nghiệp có thể dùng các công cụ SEO như Moz, Ahrefs, SEMrush… để đo lường tất cả các backlink trỏ về website mình.

Làm thế nào để cải thiện chỉ số này: Khi bắt đầu, doanh nghiệp có thể tạo backlinks bằng cách chia sẻ nội dung lên các website khác dưới dạng guest post.

so-luong-backlink 
Số lượng backlink

12. Khách hàng tiềm năng và chuyển đổi từ nguồn quảng cáo

Theo dõi số lượng khách hàng tiềm năng và chuyển đổi hàng tháng từ quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp có được một cái nhìn tổng quan về hiệu suất của các hoạt động Marketing qua hình thức quảng cáo trả phí của mình.

Cách đo lường chỉ số này: Nếu doanh nghiệp sử dụng Google Adwords, kết quả sẽ được nêu trong tài khoản Google Analytics của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp có thể đo lường các chiến dịch quảng cáo của mình qua Facebook Business.

Làm thế nào để cải thiện chỉ số Marketing KPI này: Sử dụng A/B Testing hoặc thử nghiệm nhiều chiến dịch quảng cáo với tệp khách hàng mục tiêu và nội dung khác nhau.

13. Chỉ số ROI của các chiến dịch quảng cáo

Tỷ suất sinh lời ROI là lợi tức đầu tư tổng thể cho chiến dịch quảng cáo, được tính bằng công thức:

ROI= [(Doanh số bán hàng –  khoản đầu tư vào chiến dịch) ÷ Khoản đầu tư vào chiến dịch] * 100%

Ví dụ chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp mang về 100 triệu đồng doanh thu trong khi chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho chiến dịch này là 10 triệu thì ROI= [(100-10)/10]*100% = 900%

Nghĩa là với 1 triệu đầu tư cho chiến dịch quảng cáo giúp mang lại 9 triệu doanh thu cho doanh nghiệp.

chi-so-roi
Chỉ số ROI của các chiến dịch quảng cáo

14. Tỷ lệ nhấp (Click-through-rate)

Chỉ số Marketing KPI này cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Tỷ lệ này thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của doanh nghiệp và đã nhấp vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp (CTR) có thể được dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của các từ khóa và quảng cáo, cũng như trang thông tin miễn phí về sản phẩm.

Cách đo lường chỉ số này:

Tỷ lệ nhấp (Click-through-rate) = số lượt nhấp / số lượt hiển thị

Ví dụ: nếu quảng cáo của doanh nghiệp đã có 5 lượt nhấp và 100 lượt hiển thị thì CTR của doanh nghiệp sẽ là 5%.

Cách cải thiện chỉ số CTR: Sử dụng A/B Testing hoặc thử nghiệm nhiều chiến dịch quảng cáo với tệp khách hàng mục tiêu và nội dung khác nhau để làm rõ chiến dịch nào đang đạt được hiệu suất cao nhất.

Lời kết

Ở bài viết này, BALICO đã cung cấp tới anh/chị định nghĩa về Marketing KPI cũng như 14 Marketing KPI quan trọng mà anh/chị nên biết. Chúc anh/chị thành công!

avata-web

Tốt nghiệp CNTT và bắt đầu công việc Thiết kế web, SEO, Adwords,… từ 2008, với hơn 15 năm kinh nghiệm của mình, tôi thành lập BALICO với mục tiêu mang đến những giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng hành cùng khách hàng tự tin bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0

Kết nối với tôi:  Facebook | Tiktok | Twitter | Linkedin | Youtube | Blog

Hotline
Telegram
Messenger
Chỉ đường