Xây dựng chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả nhân viên bán hàng

Đánh giá hiệu quả nhân viên bán hàng là điều quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng cho mỗi doanh nghiệp. Bằng cách theo dõi doanh số bán hàng, doanh nghiệp cũng sẽ theo dõi được tình hình phát triển kinh doanh thực tế. Vậy làm thế nào để xây dựng chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả nhân viên bán hàng của một doanh nghiệp? Hãy cùng BALICO theo dõi bài viết dưới đây!

Nhà quản lý nổi tiếng thế giới Peter Drucker đã từng nói rằng: “If you can’t measure it, you can’t manage it. If you don’t measure, then how do you know how you are doing?”. Tạm dịch “Chúng ta không thể quản lý những gì mà chúng ta không đo lường được. Và nếu không thể đo lường thì làm sao có thể biết mình cần làm gì?”.

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, các chỉ số, dữ liệu đều vô cùng quan trọng. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp thành công trên thế giới đều đo lường mọi thứ một cách chi tiết về mô hình tiếp cận thị trường, chiến lược kinh doanh, chiến lược bán hàng hay hiệu suất nguồn nhân lực, …

xay-dung-chi-so-do-luong-danh-gia-nhan-vien

Khái niệm chỉ số (Metric) và KPI trong kinh doanh

Metric là chỉ số, con số dùng để đo lường, theo dõi và đánh giá sự thành công của bất kỳ lĩnh vực nào.

Đối với kinh doanh, metric thường được biết đến với khái niệm business metric – tức là chỉ số trong doanh nghiệp. Chỉ số này được sử dụng để theo dõi và đánh giá các quy trình làm việc và hiệu quả công việc có liên quan đến bán hàng như: nhân viên, khách hàng, doanh thu, … Một metric có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Bằng cách sử dụng các số liệu metric thu về, doanh nghiệp sẽ đánh giá tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh một cách cụ thể và chính xác hơn.

khai-niem-chi-so-(Metric)-va-KPI
Khái niệm chỉ số (Metric) và KPI trong kinh doanh

Một số ví dụ về chỉ số trong bán hàng:

  • Chỉ số doanh thu bán hàng: Xác định doanh thu tăng hoặc giảm trong doanh số của công ty ở một đơn vị thời gian nhất định (ngày/tuần/ tháng/ quý/ năm).
  • Chỉ số traffic website: Xác định số lượng người dùng truy cập vào website của bạn tăng hay giảm.
  • Chỉ số tỉ lệ email được click: Xác định số lượng người dùng click vào link trong các email quảng cáo bán hàng/ giới thiệu sản phẩm mới của công ty… v.v

KPI chính là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator – chỉ số đo lường mức độ hiệu quả đạt được các mục tiêu trong bối cảnh cụ thể.
KPI thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả thành công của tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau như: cấp độ nhân viên, cấp độ phòng ban hay tổng thể doanh nghiệp, …

Một KPI được xây dựng dựa trên nhiều chỉ số khác nhau. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu thì doanh nghiệp có thể đo lường KPI theo tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận biên và chi phí vận hành. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp mong muốn tập trung phát triển đội ngũ nhân viên xuất sắc và chất lượng thì chủ doanh nghiệp sẽ đặt ra những chỉ số KPI để đo lường về năng suất làm việc của nhân viên như: tỷ lệ vắng mặt, doanh thu trên mỗi nhân viên, tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ, …

KPI được xem là một Metric, nhưng không phải metric nào cũng là KPI. Dưới đây là những chỉ số cốt lõi để đảm bảo doanh nghiệp có thể đo lường và đánh giá hiệu quả nhân viên bán hàng một cách đầy đủ, toàn diện và chính xác.

Các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả nhân viên bán hàng

Chỉ số năng suất bán hàng (Sale Productivity Metrics)

Năng suất bán hàng là chìa khóa để các nhà quản lý nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, chỉ số về thời gian bán hàng giúp đo lường hiệu quả doanh số và năng suất làm việc của cá nhân cũng như đội nhóm bán hàng.

Theo Forbes, trung bình các nhân viên bán hàng chỉ dành khoảng 35,2% thời gian của họ cho công việc bán hàng trực tiếp, còn lại họ dành tới hơn ⅔ quỹ thời gian (64,8%) cho các hoạt động không tạo ra doanh thu. Mặc dù các hoạt động này tưởng chừng như vô hại nhưng xét trên tổng thời gian, chúng là một vấn đề cần phải giải quyết.

Sale-Productivity-Metrics
Chỉ số năng suất bán hàng (Sale Productivity Metrics)

Chỉ số năng suất bán hàng là các điểm dữ liệu đo lường và đánh giá hiệu quả bán hàng của cá nhân nhân viên, nhóm hoặc công ty trong một khoảng thời gian.

Khi nắm được tình hình thực tế của nhân viên (như số cơ hội, tỷ lệ chốt sale,…) và doanh số thu về sau các hoạt động và chiến lược kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phù hợp để điều chỉnh tăng năng suất cho đội ngũ bán hàng. Bởi vì, tăng trưởng doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của hầu hết mọi doanh nghiệp hiện nay.

Xem thêm:  Mô hình SWOT là gì? Phân tích SWOT chi tiết từ A-Z 2024

Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI)

Sử dụng KPI phù hợp để đo lường hiệu suất công việc là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe và sự thành công của mỗi doanh nghiệp. KPI không chỉ là những con số mà các nhà quản trị báo cáo hàng tuần, hàng tháng. KPI cho phép chủ doanh nghiệp hiểu hiệu suất và tiến độ làm việc của mỗi đội nhóm.

Dưới đây là một số chỉ số KPI mà từng nhóm chức năng trong bộ phận bán hàng có thể áp dụng. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và mục đích của từng doanh nghiệp, các nhà quản trị hãy chọn lọc để quyết định áp dụng cho doanh nghiệp của mình sao cho phù hợp nhất.

  • KPI /quản lý/điều hành bán hàng (SE – Sales Executive)
  • KPI bán hàng/phát triển kinh doanh (BD – Business Development)
  • KPI hỗ trợ bán hàng (SS – Sales Support)
  • KPI CRM
chi-so-danh-gia-hieu-qua-kpi
Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI)

KPI dành quản lý/điều hành bán hàng (SE)

Vai trò quan trọng nhất của Giám đốc kinh doanh/ điều hành bán hàng là những người quản lý đội ngũ bán hàng, đảm bảo mọi công việc, hoạt động liên quan đến đầu ra của sản phẩm/ dịch vụ diễn ra thật hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu doanh thu. Có rất nhiều chỉ số KPI có thể áp dụng cho quản lý bán hàng (giám đốc kinh doanh hay giám đốc điều hành bán hàng).

Khối lượng bán theo điểm bán

Khối lượng bán là số lượng đơn vị sản phẩm được bán trong một khoảng thời gian nhất định. Theo dõi khối lượng bán hàng giữa các địa điểm có thể cho các nhà quản lý và giám đốc điều hành biết những sản phẩm nào đang bán chạy nhất và nơi chúng bán chạy nhất. Khi nhiều khách hàng chuyển sang mua sắm trực tuyến, dữ liệu này rất quan trọng trong việc giúp bạn quản lý chi phí bán hàng của mình . Bạn sẽ có thể xác định sản phẩm nào cần quảng cáo, cắt giảm hoặc ngừng sản xuất ở một số địa điểm nhất định.

Định giá của đối thủ cạnh tranh

Giám sát việc định giá của đối thủ cạnh tranh là điều bắt buộc đối với các nhà quản lý bán hàng. Bạn không chỉ có thể đánh giá sự cạnh tranh và tư vấn về giá cho công ty của mình mà còn có thể làm việc với các nhân viên bán hàng của mình để tránh những sự phàn nàn về giá cả và thực hiện các điều chỉnh. Nếu sản phẩm của bạn không tốt hơn đáng kể so với sản phẩm của đối thủ nhưng lại được định giá cao hơn 5%, bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức về doanh số mạnh mẽ.

Sự hài lòng của nhân viên

Bạn có biết rằng khoảng 75% nhân viên chỉ tham gia vừa đủ vào công việc của họ không? Bạn không nên truy xét lỗi họ vì doanh số bán hàng rất nhiều thử thách, áp lực và mệt mỏi. Nhiệm vụ của ban quản lý là khuyến khích năng suất và đảm bảo các thành viên trong nhóm vui vẻ. Thường xuyên đo lường sự hài lòng của nhân viên là rất quan trọng đối với một văn hóa bán hàng tích cực. Gửi các cuộc khảo sát đến nhân viên của bạn để thu thập đánh giá mức độ hài lòng của họ trong công việc theo thang điểm được đánh số, sau đó thực hiện hành động để đưa những con số đó đi đúng hướng.

Giá trị lâu dài của khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value)

Giá trị lâu dài của khách hàng (CLV), đôi khi được gọi là giá trị lâu dài (LTV- Lifetime Value), là biên lợi nhuận mà một công ty kỳ vọng kiếm được trong toàn bộ mối quan hệ kinh doanh của họ với khách hàng. Chìa khóa để giữ tài chính ổn định là đảm bảo CLV của người mua cao hơn tổng chi phí bỏ ra để có được mỗi khách hàng.

Mức độ tương tác của khách hàng

Nếu bạn đang muốn phát triển hệ thống khách hàng mua lại, thì mức độ tương tác của khách hàng là một KPI bắt buộc. Hãy tự hỏi bản thân: Tần suất liên hệ với khách hàng là bao nhiêu? Và khi họ kết nối với một nhân viên, các tương tác như thế nào? Làm thế nào để số lần mua hàng của họ so với số lần họ liên hệ với nhóm của bạn? Bằng cách phân tích mức độ tương tác, bạn có thể xây dựng một kế hoạch vững chắc để củng cố mối quan hệ của mình với khách hàng hiện tại.

KPI nhân viên bán hàng/phát triển kinh doanh (BD)

Hoạt động của bộ phận phát triển kinh doanh có một số khác biệt so với các phòng ban khác, do đặc thù là các nhân viên luôn phải tìm cách mở rộng bán hàng (bao gồm cả bán hàng B2B – Business to Business và bán hàng B2C – Business to Customer). Dưới đây là năm chỉ số hiệu suất thường được áp dụng để đo lường hiệu quả công việc cho đội ngũ cho nhân viên phát triển kinh doanh:

Hoạt động bán hàng

Để theo dõi năng suất, bạn có thể đo lường số lượng hoạt động bán hàng được thực hiện bởi một nhân viên kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Có nhiều cách khác nhau để đo lường điều này, bao gồm số lượng email được gửi hoặc số lượng các cuộc hẹn được lên lịch.

Mặc dù KPI này không phải lúc nào cũng phản ánh hoàn hảo về năng suất, nhưng nó sẽ giúp bạn vẽ nên một bức tranh tổng quan về cách thức, thời gian đầu tư, hay mức độ nghiêm túc… của nhân viên. . Dù vậy đừng quên xét đến yếu tố chất lượng. hãy. Ví dụ, một nhân viên kinh doanh chỉ thực hiện năm cuộc hẹn nhưng đã có được một thỏa thuận giao dịch, điều này đồng nghĩa với việc nhân viên này đang có năng suất cao hơn một nhân viên khác thực hiện lên đến 10 cuộc hẹn trao đổi nhưng lại không chốt một giao dịch mua nào.

Số cơ hội được tạo ra

Đây là chỉ số thể hiện số lượng khách hàng thực sự quan tâm và có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Việc công khai số cơ hội được tạo ra của từng nhân viên bán hàng với những thành viên đội nhóm một mặt giúp thúc đẩy tinh thần kinh doanh tăng doanh số bán hàng, mặt khác cũng có thể gây ra tình trạng cạnh tranh nội bộ. Hãy đảm bảo rằng khi thiết lập chỉ số này, doanh nghiệp cần tạo dựng được môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Xem thêm:  Hướng dẫn thay đổi tên miền chính của website trong DirectAdmin
Các đề xuất được gửi/Báo giá

Đây được xem là một trong những chỉ số dễ đo lường và hiệu quả nhất. Bằng cách theo dõi các đề xuất hoặc báo giá đã được đội ngũ nhân viên gửi đi, bạn sẽ có thể biết đo lường được năng suất làm việc của nhân viên đó đồng thời đánh giá được nhóm khách hàng tiềm năng nào đang phản hồi và kỹ thuật bán hàng nào đang hoạt động cho các nhân viên của bạn, vì vậy bạn có thể khuyến khích các chiến thuật tương tự trong nhóm của mình.

Các giao dịch đã hoàn thành

Tương tự như các đề xuất, các giao dịch hoàn thiện rất dễ theo dõi trong quá trình đánh giá hiệu quả công việc nhân viên bán hàng. Bên cạnh đó, việc phân tích phương pháp bán hàng nào hiệu quả trong việc giành được giao dịch này cho phép bạn cơ cấu lại chiến lược bán hàng và tự tin hướng dẫn nhóm của mình.

Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng đề cập đến số lượng khách hàng tiềm năng thực sự chuyển đổi thành khách hàng. Hay nói cách khác trong số những khách hàng tiềm năng mà một nhân viên đã tiếp cận, có bao nhiêu người quyết định mua hàng? Mục tiêu của KPI này bên cạnh việc giúp người quản lý xem ai đang làm việc hiệu quả hơn, còn là căn cứ để là để xây dựng, phát triển một mục tiêu chung hợp lý nhất.

KPI nhân viên hỗ trợ bán hàng (SS)

Nhân viên hỗ trợ bán hàng cũng phụ trách các nhóm công việc giống như nhân viên bán hàng, tuy nhiên thực tế tại nhiều doanh nghiệp, họ sẽ phân tách thành hai bộ phận để dễ quản lý và theo dõi. Theo đó, tùy thuộc vào quy mô phòng ban, mục tiêu nhất định doanh nghiệp có thể xây dựng nhóm các KPI riêng như sau:

Tỷ lệ chấp nhận hẹn

Số liệu này được tính bằng cách chia số cuộc hẹn mà một nhân viên đã thiết lập cho số phản hồi mà họ nhận được. Điều này có thể giúp bạn đánh giá từng kỹ năng của nhân viên cũng như chất lượng của khóa đào tạo bán hàng của bạn.

Tỷ lệ phần trăm theo dõi

Nhân viên phải theo dõi mọi khách hàng tiềm năng đủ điều kiện. Tỷ lệ này cho biết liệu doanh thu tiềm năng có bị mất do thiếu theo dõi hay không. Nó cũng có thể cho bạn biết có hay không các nhân viên đang nỗ lực để tìm ra những khách hàng tiềm năng đủ điều kiện nhất trong danh sách họ nắm giữ.

Tỷ lệ trả lời

Đối với các phản hồi ghi nhận được, doanh nghiệp cần đo lường cả những câu trả lời tích cực và tiêu cực. Sắp xếp các câu trả lời để xem xét tỷ lệ giữa phản hồi tốt, phản hồi xấu và số khách hàng thờ ơ. Nếu tỷ lệ phàn nàn cao, doanh nghiệp phải xác định xem liệu trong quá trình hỗ trợ, chăm sóc khách hàng liệu nhân viên có bỏ qua điều gì hoặc đang gặp phải sai lầm gì không.

Tỷ lệ thắng –  thua của giao dịch

KPI này được tính bằng cách chia số giao dịch đã thắng cho số giao dịch bị thua. Việc biết có bao nhiêu doanh số đã bị mất cũng như thời điểm xảy ra tổn thất cho phép đánh giá năng lực và hiệu quả của nhân viên bán hàng. Bên cạnh đó, chỉ số này sẽ giúp bộ phận hỗ trợ bán hàng phân tích các lỗ hổng trong quy trình bán hàng và sau đó lập kế hoạch tối ưu nó.

Chỉ số đường ống bán hàng (Pipeline Sales Metrics)

Chỉ số đường dẫn bán hàng (hoặc đường ống bán hàng) là thuật ngữ mô tả trực quan về vị trí của tất cả các khách hàng tiềm năng trong quá trình bán hàng. Áp dụng chỉ số đường dẫn bán hàng, doanh nghiệp có thể theo dõi các cơ hội sales khi chúng chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác dựa trên những hành động cụ thể. Thuật ngữ này bắt nguồn từ ý tưởng liên quan đến việc đi dọc theo một con đường đã định, từ dạng cơ hội khách hàng (lead) tiềm năng ban đầu trở thành khách hàng thực sự (customer).

Đây là một chỉ số quan trọng cho các nhà quản lý bán hàng muốn có thêm dữ liệu về quá trình bán hàng của họ hoạt động tốt như thế nào. Bởi vì đường dẫn giúp nhà quản lý theo dõi các hoạt động của nhân viên bán hàng và hoạt động bán hàng, từ đó có thể điều chỉnh chính sách hoặc chiến lược để mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận lớn nhất.

Một chỉ số Pipeline Sales thường được thể hiện thông qua một phần mềm quản lý, điển hình là phần mềm CRM nhằm giúp các nhóm bán hàng hay người đại diện bán hàng có cái nhìn tổng quan hơn về những giao dịch trong đường ống bất cứ lúc nào. Để hiểu rõ hơn về dữ liệu, doanh nghiệp phải đo lường các chỉ số sau theo khung thời gian cụ thể, chẳng hạn như một tháng hoặc một quý. Doanh nghiệp cũng sẽ có thể xem xét các chỉ số theo nhóm bán hàng hoặc theo cá nhân.

Độ dài trung bình của chu kỳ bán hàng

Điều này đề cập đến khoảng thời gian cần thiết để các khách hàng tiềm năng đi qua quy trình bán hàng cho đến khi trở thành một thỏa thuận đã chốt. Ví dụ, thời gian để chuyển đổi từ khách hàng lead sang customer càng ngắn thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, đem lại doanh thu cao hơn.

Tổng số cơ hội mở

Số lượng giao dịch mở (cơ hội bán hàng) của một nhóm/ đội ngũ hoặc cá nhân. Tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm/ dịch vụ và khả năng thuyết phục của nhân viên kinh doanh, số cơ hội mở mà nhân viên bán hàng đem về cho doanh nghiệp là chỉ số cần lưu ý. Cơ hội mở không đảm bảo 100% việc customer chắc chắn có khả năng mua hàng nhưng là cơ hội để thu hút và thuyết phục ý định mua hàng của họ.

Xem thêm:  Website có phải là phần mềm? Thiết kế web có chịu VAT không?

Tổng số cơ hội đóng

Số lượng các giao dịch mà nhân viên bán hàng hoặc team kinh doanh đã đạt được. Xác định được số lượng trung bình trong mỗi đường ống bán hàng sẽ giúp nhà quản trị đưa ra con số thống kê cụ thể về hieuejq aurn bán hàng của doanh nghiệp tăng hay giảm, lý do là gì, cần khắc phục điều gì để tăng doanh thu, …

Đường ống bán hàng có trọng số (Quy trình bán hàng có trọng số)

Đây là một công cụ đo lường cho phép bạn ước tính doanh số dự kiến trong quy trình bán hàng. Nếu ước tính doanh số giảm so với thời gian thực hiện cùng quý trước hoặc cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh chính sách và chiến lược để cải thiện hiệu quả đội ngũ bán hàng.

Tổng giá trị bán hàng

Là thu nhập được tạo ra trực tiếp và duy nhất từ các hoạt động bán hàng. Thu nhập càng lớn càng chứng tỏ hoạt động bán hàng của nhóm kinh doanh đạt hiệu quả, cần tiếp tục duy trì và phát huy.

Giá trị hợp đồng hàng năm (Annual Contract Value)

Đúng như tên gọi, ACV là doanh thu mà một hợp đồng tạo ra mỗi năm (12 tháng).
Tỷ lệ giao dịch thành công (Win Rate): Điều này đề cập đến số lượng giao dịch mà nhân viên kinh doanh đã chốt thành công và mang về lợi nhuận cho công ty. Nó có thể được đo lường theo nhóm hoặc theo cá nhân. Việc theo dõi tỷ lệ winrate sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá hiệu quả cnhân viên bán hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi theo giai đoạn phễu bán hàng

Số lượng khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng chính thức (customer) càng lớn không chỉ cho thấy hiệu quả làm việc của nhân viên bán hàng mà còn chứng tỏ doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Sau khi xác định và xây dựng các chỉ số theo đường dẫn bán hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân nhân viên bán hàng cũng như của cả đội nhóm.

Lưu ý xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả nhân viên bán hàng

Để đảm bảo KPI đưa ra là phù hợp, nhất quán và được tuân thủ một cách triệt để doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

Chọn KPI tốt nhất dựa trên nhu cầu kinh doanh của bạn

Triển khai KPI theo cách trở thành một phần thiết yếu của văn hóa đội bán hàng

Tập hợp toàn bộ nhóm

Dành thời gian để tập hợp cả nhóm lại với nhau và phổ biến, giải thích về các KPI cụ thể mà ban lãnh đạo đã đưa ra. Điều này sẽ giúp tất cả các thành viên nắm bắt và hiểu rõ, hiểu đúng những gì cần làm, phải làm để đi đến một đíhc chúng. Để thành công với tư cách là một nhóm, tất cả mọi người phải ở trên cùng một “chuyến tàu cùng hướng”.

Đánh giá KPI

Giống như bất kỳ mọi phương pháp, KPI phải được đánh giá theo những khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp cần biết liệu KPI đó có phù hợp với đội nhóm bán hàng hay không, có tạo ra tác động nào không và liệu có cần thay đổi điều chỉnh gì không. Bạn có thể đánh giá thông qua kết quả kinh doanh, hoặc hiệu suất bán hàng, đồng thời khảo sát ý kiến từ nhân viên bán hàng để cân nhắc thêm và lắng nghe phản hồi từ họ.

Tăng cường giao tiếp giữa các phòng ban

Tiếp thị và bán hàng đi đôi với nhau, vì vậy nhóm tiếp thị và nhóm bán hàng trong doanh nghiệp cần thường xuyên có sự trao đổi, tương tác, hỗ trợ … để việc xây dựng và triển khai các chỉ số đo lường diễn ra nhất quán, hiệu quả và được mục tiêu chung của doanh nghiệp

Đặt KPI của bạn với một phần mềm CRM toàn diện

Công cụ CRM là một lựa chọn tối ưu giúp doanh nghiệp thiết lập, theo dõi, lưu trữ dữ liệu về KPI cho đội ngũ bán hàng một cách chính xác, nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm.

Lời kết

Có thể nói, thiết lập các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả nhân viên bán hàng là điều không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đội ngũ bán hàng chính là cầu nối để kết nối sản phẩm/ dịch vụ và giá trị của doanh nghiệp tới tay khách hàng. Đó là những người trực tiếp làm nên giá trị bền vững và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Chính vì thế, việc đánh giá hiệu quả công việc thường xuyên sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh, điều chỉnh chiến lược bán hàng khi cần thiết. Từ đó giúp tăng trưởng doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp. BALICO hy vọng rằng với toàn bộ thông tin đã phân tích và tổng hợp, toàn thể quý doanh nghiệp sẽ có thêm một nguồn tham khảo về chiến lược quản lý và đánh giá hiệu quả nhân viên bán hàng đáng tin cậy để doanh nghiệp luôn vững mạnh và thành công!

avata-web

Tốt nghiệp CNTT và bắt đầu công việc Thiết kế web, SEO, Adwords,… từ 2008, với hơn 15 năm kinh nghiệm của mình, tôi thành lập BALICO với mục tiêu mang đến những giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng hành cùng khách hàng tự tin bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0

Kết nối với tôi:  Facebook | Tiktok | Twitter | Linkedin | Youtube | Blog

Hotline
Telegram
Messenger
Chỉ đường