Website có phải là phần mềm? Thiết kế web có chịu VAT không?

Website có phải là phần mềm? Thiết kế web có chịu VAT không?

Đây là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra và thắc mắc, trong đó có cả những người bạn của tôi, những người đồng nghiệp và cả những khách hàng của BALICO. Trong bài viết này, tôi sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho điều này cùng với các Điều Khoản được quy định qua Thông Tư, Nghị Định cụ thể của Pháp luật Việt Nam hiện hành, giờ thì bắt đầu thôi nào.

Website có phải là phần mềm?

Trước hết ta phải hiểu sơ về quy định của pháp luật Việt Nam về phần mềm là gì cái đã (lưu ý là định nghĩa theo quy định của luật pháp, chứ không phải định nghĩa theo các thông tin trên mạng nhé).

Trích Quyết định số 128/2000/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, Ngày 20 tháng 11 năm 2000 về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp, tại Điều 2: Thuật ngữ sử dụng trong quyết định như sau:

“1. Phần mềm được hiểu là chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hóa.

a) Chương trình là một tập hợp của các lệnh, câu lệnh được mô tả bằng bất kỳ ngôn ngữ, mã hay hệ thống ký hiệu nào và được thể hiện hoặc lưu trữ trong các vật mang tin (có hoặc không kèm theo các thông tin liên quan), được dùng trực tiếp hoặc dùng gián tiếp sau khi qua một hoặc cả hai khâu sau :

  • Chuyển đổi sang một ngôn ngữ, mã, hệ thống ký hiệu khác;
  • Tái tạo sang một vật mang tin khác; làm cho một dụng cụ có khả năng xử lý thông tin thực hiện một chức năng nào đó.

b) Tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ là tài liệu được thể hiện dưới bất kỳ dạng nào có nội dung mô tả chương trình, giới thiệu, hướng dẫn cách cài đặt, sử dụng, nâng cấp, sửa lỗi hoặc các hướng dẫn khác liên quan đến sử dụng và khai thác chương trình.

c) Nội dung thông tin số hóa bao gồm :

  • Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu được sắp xếp và lưu trữ dưới dạng điện tử số hóa;
  • Sưu tập tác phẩm số hóa là sưu tập tác phẩm được lưu trữ dưới dạng điện tử số hóa.”

Như vậy có thể thấy website là một dạng phần mềm, bởi website là một chương trình được tạo ra bởi tập hợp của các câu lệnh sử dụng các ngôn ngữ lập trình và chương trình khác nhau như PHP, HTML, XML, Java,…

Xem thêm:  Xây dựng chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả nhân viên bán hàng
thiet ke web co chiu vat
Thiết kế web có chịu VAT không?

Thiết kế web có chịu VAT không?

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hoạt động thiết kế website được coi là dịch vụ phần mềm và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Cụ thể:

  • Công văn số 19/TCT-DNK năm 2006 của Tổng cục Thuế: Quy định hoạt động thiết kế website là dịch vụ phần mềm nằm trong các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định dịch vụ cung cấp dịch vụ thiết kế web bán hàng trực tuyến, web giới thiệu sản phẩm, dịch vụ (trừ dịch vụ chi tiết tại điểm 2.9 Điều 4 Thông tư này) thuộc đối tượng chịu thuế suất 0%.

Lưu ý: Dịch vụ đăng ký tên miền website và cho thuê máy chủ (hosting) có thể chịu thuế VAT với thuế suất 10%. Doanh nghiệp cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh đăng ký để xác định chính xác nghĩa vụ thuế VAT đối với các dịch vụ cung cấp.

Doanh nghiệp thiết kế website có phải xuất hóa đơn không?

Tuy không thuộc đối tượng chịu thuế VAT, nhưng doanh nghiệp thiết kế website vẫn có nghĩa vụ xuất hóa đơn cho tất cả các giao dịch cung cấp dịch vụ thiết kế website cho khách hàng, để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp và hiệu quả. Quy định cụ thể theo:

  • Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn: Quy định về mẫu hóa đơn, cách thức lập hóa đơn, quản lý, lưu giữ hóa đơn,… đối với doanh nghiệp giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Thông tư số 20/2020/TT-BTC hướng dẫn lập hóa đơn điện tử: Quy định về trình tự, thủ tục lập hóa đơn điện tử, quản lý hóa đơn điện tử,…
  • Luật thuế giá trị gia tăng 2008: Quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế, nghĩa vụ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ thiết kế website.

Thuế VAT là gì?

Trước hết chúng ta tìm hiểu đôi nét về thuế VAT đã nhé: Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.

Xem thêm:  OKR và KPI – Phân biệt và cách áp dụng OKR và KPI hiệu quả

Và theo Wikipedia thì “Thuế giá trị gia tăng (VAT — value-added tax), trước đây còn gọi là Thuế trị giá gia tăng là một dạng của thuế thương vụ và là một loại thuế gián thu được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp. Do VAT có mục đích là một khoản thuế đối với việc tiêu thụ, cho nên hàng xuất khẩu (theo định nghĩa này thì người tiêu dùng ở nước ngoài) thường không phải chịu thuế VAT hoặc cách khác, VAT đối với người xuất khẩu được hoàn lại.”

Quy định thuế VAT đối với thiết kế website

Như đã nói ở trên, website là một phần mềm. Và việc áp dụng thuế VAT cho phần mềm và dịch vụ phần mềm được quy định tại Khoản 21 – Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài Chính như sau:

“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềmdịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”

Và việc thiết kế website bao gồm tất cả các yếu tố và đặc điểm như:

  • Khi thực hiện thiết kế Website chúng ta cần sử dụng các kỹ thuật đồ hoạ (bằng tay và bằng máy tính).
  • Để Website hoạt động được thì phải viết chương trình cho nó bởi tập hợp của các câu lệnh sử dụng các ngôn ngữ lập trình và chương trình khác nhau như PHP, HTML, XML, Java,…
  • Ngoài ra còn có các dịch vụ hướng dẫn đào tạo sử dụng, vận hành website, dịch vụ SEO, tư vấn SEO,… (được coi là dịch vụ phần mềm sẽ nói ở bài khác).
Xem thêm:  Top 15 tính năng Quản lý thời gian Google Calendar hữu ích nhất

Tham khảo thêm một số văn bản pháp luật như sau:

  • Nghị Định 71/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 03/05/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin.
  • Thông Tư 09/2013/TT-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành vào ngày 08/04/2014

Thiết kế web có chịu VAT không? Nếu đã hiểu và xem website là một phần mềm, thì quá trình để tạo ra một website cũng chính là quá trình tạo ra một phần mềm hay gọi là sản xuất phần mềm, dịch vụ phần mềm,… và chiếu theo quy định tại Khoản 21 – Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài Chính thì Thiết kế web không thuộc đối tượng chịu Thuế VAT (không áp VAT khác hoàn toàn với VAT = 0%).

avata-web

Tốt nghiệp CNTT và bắt đầu công việc Thiết kế web, SEO, Adwords,… từ 2008, với hơn 15 năm kinh nghiệm của mình, tôi thành lập BALICO với mục tiêu mang đến những giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng hành cùng khách hàng tự tin bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0

Kết nối với tôi:  Facebook | Tiktok | Twitter | Linkedin | Youtube | Blog

Hotline
Telegram
Messenger
Chỉ đường