Green Marketing là gì và những điều cần biết về Marketing xanh

Marketing xanh là hoạt động tiếp thị sản phẩm dựa trên yếu tố bảo vệ môi trường. Chi tiết Green Marketing là gì và đóng vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp hiện nay? Câu hỏi này sẽ được BALICO giải đáp trong bài viết dưới đây.

Green Marketing là gì?

Green Marketing (GM), hay còn gọi là tiếp thị xanh, là hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp hướng đến những sản phẩm, nội dung thân thiện, gia tăng nhận thức bảo vệ môi trường.

Các sản phẩm được sử dụng trong Green Marketing thường mang đặc tính an toàn với môi trường như được làm từ nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, dễ dàng xử lý, phân hủy. Do đó, các chiến dịch GM thường sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn, tuy nhiên các chiến dịch này lại có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận vượt trội nhờ vào khả năng tác động vào tâm lý gìn giữ môi trường của đại đa số khách hàng hiện giờ.

Green-Marketing
Green Marketing (GM), hay còn gọi là tiếp thị xanh,

Hiểu rõ hơn về bản chất của Green Marketing

Green Marketing ra đời nhằm giúp các doanh nghiệp tạo dựng các giá trị về môi trường đối với thương hiệu và sản phẩm của họ. Trong bối cảnh xã hội đang hướng đến xu thế bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng điểm này nhằm tạo ra mối liên kết giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Đây là phương thức Marketing tập trung vào tâm lý khách hàng, nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy các giá trị về gìn giữ và bảo vệ môi trường. Điều này sẽ thúc đẩy tâm lý mua hàng của khách hàng, đồng thời cũng là một phương pháp định hình thương hiệu. Đối với các thương hiệu áp dụng GM, khách hàng sẽ tin tưởng rằng việc họ ủng hộ, mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc họ đang góp phần bảo vệ môi trường.

Nắm rõ 5 yếu tố cốt lõi của Green Marketing

Mỗi chiến dịch Marketing xanh đều cần phải đảm bảo được 5 giá trị cốt lõi cơ bản sau:

1. Định vị thương hiệu xanh

Định vị thương hiệu xanh là một chiến lược định vị thương hiệu, trong đó doanh nghiệp cho người tiêu dùng cảm nhận được các giá trị bền vững của mình, khiến cho họ tin tưởng rằng doanh nghiệp đang thực sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Mọi sản phẩm, chiến dịch mà doanh nghiệp đang thực hiện phải có sự đồng nhất với định vị thương hiệu xanh, thân thiện với môi trường mà doanh nghiệp nhắm đến. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc đạt được các chứng nhận, sự hợp tác với các tổ chức xanh để mở rộng cánh cửa cho thị trường người tiêu dùng xanh. Khi đó, khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện được doanh nghiệp thông qua các thông điệp, giá trị riêng mà sản phẩm của doanh nghiệp đem lại cho môi trường so với các đối thủ cạnh tranh khác, tạo ra ưu điểm vượt trội cho doanh nghiệp trên thị trường xanh.

thuong-hieu-xanh
Định vị thương hiệu xanh

2. Mức giá thân thiện, dễ tiếp cận

Các yếu tố về giá cả cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút người tiêu dùng đến với doanh nghiệp. Việc định giá cho sản phẩm sẽ dựa vào yếu tố giá trị mà sản phẩm mang lại, thay vì yếu tố nhận thức của người tiêu dùng. Điều này giúp người tiêu dùng nhận ra được giá trị về kinh tế mà các sản phẩm xanh mang lại.

Thông thường các sản phẩm xanh được đóng nhãn “Organic” (làm từ nguyên liệu hữu cơ) sẽ có giá nhỉnh hơn hoặc ngang bằng so với các sản phẩm thông thường khác. Tuy nhiên, đa số khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm xanh để mua, vì mức giá chênh lệch không nhiều sẽ khiến họ thoáng hơn trong tâm lý mua bán, và họ nhận thức được giá trị lâu dài họ nhận được thông qua việc sử dụng các sản phẩm xanh thay vì các sản phẩm thường.

3. Thiết kế, nhận diện xanh

Thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp đóng một vai trò to lớn trong việc định vị thương hiệu xanh trong tâm trí người tiêu dùng. Khách hàng thường có xu hướng đánh giá dựa trên ngoại hình đầu tiên, và các đặc điểm nhỏ thể hiện sản phẩm xanh thường sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ đối với họ. Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động thay đổi thiết kế của sản phẩm trên nhiều phương diện, ví dụ như thay đổi chất liệu bao bì, thêm nhãn sinh thái, có khả năng tái chế được,…

4. Logistics Xanh

Logistics xanh bao gồm những biện pháp mà doanh nghiệp thực hiện nhằm giảm thiểu tác động sinh thái, ngay từ khâu sản xuất, tới khâu vận chuyển và tiêu thụ. Các biện pháp mà doanh nghiệp thường đưa ra gồm thay đổi, nâng cấp hệ thống sản xuất nhằm giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm, xây dựng hệ thống lọc, sử dụng bảng điện tử quảng cáo thay cho tờ rơi,… Những hành động trên sẽ góp phần nâng cao mức độ tin tưởng từ phía cộng đồng khách hàng, thể hiện cho họ thấy doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện tầm nhìn xanh mà họ đang theo đuổi.

5. Vòng đời sản phẩm thân thiện với môi trường

Quy tắc 3R (Reduce – Reuse – Recycle: Giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế) luôn được xem là tiêu chuẩn hàng đầu cho mọi sản phẩm xanh đối với mọi chiến dịch Green Marketing. Các doanh nghiệp phải thiết kế sản phẩm đáp ứng được đủ 3 tiêu chí trên, có thể thông qua các phương pháp như: giảm thiểu nguyên liệu đầu vào (Reduce), sử dụng hộp đựng nhiều lần (Reuse), có khả năng tái chế thành một sản phẩm khác (Recycle).

quy-tac-3r
Vòng đời sản phẩm thân thiện với môi trường

Không chỉ vậy, các yếu tố khác liên quan đến môi trường cũng cần được cân nhắc trong quá trình sản xuất. Việc giảm thiểu chất thải sản xuất là một biện pháp hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, đồng thời rất được người dân sinh sống trong khu vực ủng hộ, nâng cao mức độ thiện cảm đối với doanh nghiệp.

Lợi ích của Green Marketing đối với doanh nghiệp

Thị trường xanh là một trong những thị trường mục tiêu được hầu hết các doanh nghiệp hướng đến trong thời buổi hiện giờ. Do đó, Green Marketing là một hình thức tiếp cận đắc lực để các doanh nghiệp thực hiện được điều này. Thành công trong việc thực hiện GM sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những lợi thế như:

  • Lợi thế cạnh tranh: GM giúp doanh nghiệp tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, từ đó mang lại cho doanh nghiệp của bạn lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.
  • Gia tăng mức độ trung thành và giá trị thương hiệu: Các thương hiệu liên tục thể hiện các hoạt động, chiến dịch hướng đến bảo vệ môi trường có xu hướng giành được sự trung thành lớn hơn từ khách hàng.
  • Nâng cao hình ảnh trong cộng đồng khách hàng: Doanh nghiệp thực hiện GM sẽ khiến khách hàng cảm nhận được họ đang quan tâm tới các vấn đề liên quan tới bảo vệ môi trường, an toàn đối với sức khỏe cộng đồng, khiến cho họ muốn ủng hộ doanh nghiệp hơn các đối thủ cạnh tranh khác.
  • Tiếp cận thị trường mới: GM giúp doanh nghiệp tiếp cận được thị trường người tiêu dùng xanh. Họ là những khách hàng quan tâm đặc biệt đến các sản phẩm thân thiện với môi trường và sẽ có tâm lý ủng hộ lớn hơn nhiều so với khách hàng thông thường.

Quy trình triển khai chiến dịch Green Marketing

1. Xác định giá trị thương hiệu

Điều đầu tiên trong quá trình thực hiện Green Marketing là các doanh nghiệp cần xác định được giá trị họ đang muốn hướng đến là gì. Khi một doanh nghiệp đã quyết định hướng đến GM, mọi thông điệp, hành động, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cần phải được thực hiện hướng đến mục tiêu xanh đó.

Trong bước đầu tiên này, doanh nghiệp cần thống kê các quy trình sản xuất, cung ứng đang được thực hiện, lên danh sách các chiến dịch Marketing, quy trình làm việc trong nội bộ doanh nghiệp. Sau đó, các doanh nghiệp sẽ tiến hành “gắn mác” xanh vào tất cả các quy trình, danh sách nêu trên, chỉ ra những điểm nào trong sản xuất, vận chuyển hàng hóa, trong các hoạt động truyền thông, quảng bá cần được điều chỉnh để thực hiện theo tiêu chí bảo vệ môi trường. Các điều chỉnh có thể kể đến như giảm thiểu lượng giấy sử dụng, tiết kiệm điện, thay đổi nguyên vật liệu trong sản xuất.

xac-dinh-gia-tri-thuong-hieu
Xác định giá trị thương hiệu

Việc xác định trên sẽ củng cố định hướng cho toàn thể doanh nghiệp nắm được họ đang nỗ lực, tiến đến mục tiêu gì. Khi nội bộ bên trong doanh nghiệp đã có những thay đổi nhất định nhằm hướng đến mục tiêu xanh, tập thể đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp sẽ có chung một tầm nhìn, lý tưởng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ sở hữu được sự nhất quán giữa hành động và lý tưởng của họ đối với công chúng, giúp nâng cao khả năng thành công của chiến dịch.

2. Đưa ra các thay đổi thích hợp

Từ các liệt kê đã được thực hiện từ bước trên, doanh nghiệp cần phối hợp giữa các đơn vị sản xuất nhằm đưa ra các điều chỉnh trong quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm của doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng.

Thay đổi về sản phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp thực hiện Green Marketing. Để doanh nghiệp có thể liên kết GM vào hoạt động kinh doanh của họ, việc tạo ra một sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng bao bì giấy thay vì nilon, tăng cường tiếp thị các thông điệp truyền đạt lợi ích xanh của sản phẩm,… sẽ thay đổi hoàn toàn cách doanh nghiệp kinh doanh lẫn hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.

Thống kê và tính toán lại lượng nguyên vật liệu đầu vào và phương án vận chuyển là một trong số những phương án phổ biến được đại đa số các doanh nghiệp hướng đến mục tiêu xanh lựa chọn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng hạn chế các nguồn tài nguyên, giảm thiểu khí thải ra môi trường, đồng thời còn giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí trong sản xuất.

Ngoài các phương án nêu trên, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc các hạng mục khác như thay đổi các hình thức quảng cáo từ băng rôn truyền thống qua bảng điện tử, quảng cáo trên mạng,…

3. Đạt được các chứng nhận

Chứng nhận là điều đơn giản nhất mà mọi doanh nghiệp đều có thể thực hiện nhằm chứng minh được sản phẩm của họ với cộng đồng người tiêu dùng. Các chứng nhận sản phẩm xanh được in trên bao bì sản phẩm sẽ là một trong những yếu tố tiên quyết trong quyết định mua của người tiêu dùng, đặc biệt là những người tiêu dùng xanh. Khách hàng có thể dễ dàng nhận ra được doanh nghiệp đang thực sự cố gắng và nỗ lực trong việc gìn giữ môi trường, qua đó tâm lý họ thường thiên về lựa chọn ủng hộ doanh nghiệp hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

4. Thực hiện truyền thông

Việc truyền thông trong Green Marketing không chỉ đơn giản chỉ là truyền tải các thông điệp xanh đến với cộng đồng khách hàng. Các doanh nghiệp cần phải thể hiện được họ đang thực hiện bảo vệ môi trường một cách phi lợi ích, nhằm hướng đến lợi ích chung của toàn thể cộng đồng.

Tính minh bạch trong truyền thông của doanh nghiệp thực hiện GM cũng nên được đề cao. Các doanh nghiệp có thể công bố họ đang hợp tác với các đối tác, đơn vị sản xuất, đại diện xanh nào thông qua hình thức thể hiện trên sản phẩm hoặc thông qua quảng cáo.

thuc-hien-truyen-thong
Thực hiện truyền thông

Các phương án trên tuy đơn giản, lại giúp doanh nghiệp Greenwashing hình ảnh của họ một cách đơn giản trong tâm trí của khách hàng. Greenwashing giúp doanh nghiệp thông báo cho khách hàng về sự tồn tại sản phẩm xanh của họ trên thị trường. Đồng thời các hoạt động trên tạo cho doanh nghiệp sự uy tín, góp phần vào việc giành được khách hàng mới và lòng trung thành lâu dài của những khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.

Ví dụ thực tế về hiệu quả của Marketing Xanh

Ngoài việc sử dụng truyền thông với mục đích kinh doanh, đa phần các thương hiệu lớn vẫn luôn tập trung thể hiện trách nhiệm cộng đồng của họ thông qua các chiến dịch cộng đồng, nhằm xây dựng hình ảnh công ty, thu được thiện cảm từ người tiêu dùng và lấy đó làm nền tảng cho chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.

1. Case study Green Marketing của Ajinomoto

Ajinomoto là một thương hiệu nổi tiếng ở thị trường Việt Nam với hơn 26 năm phát triển. Trong năm 2014, Ajinomoto Việt Nam đã thực hiện chiến dịch “không phát thải” trong quy trình sản xuất của họ bằng cách chuyển sang sử dụng nguyên liệu tự nhiên thay vì xăng dầu trong sản xuất. Không chỉ vậy, họ đã đưa vào và áp dụng các công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, giúp giảm thiểu tối đa nước và khí thải đưa ra môi trường.

Ngoài những chính sách và việc làm nhằm bảo vệ môi trường, chiến lược Marketing của Ajinomoto Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động đóng góp cho xã hội Việt Nam. Hai dự án dinh dưỡng đã được công ty triển khai bao gồm: bữa ăn học đường & phát triển hệ thống dinh dưỡng tại Việt Nam thông qua việc hợp tác với các cơ quan đầu ngành trong lĩnh vực y tế, dinh dưỡng và giáo dục, nhận được những phản hồi tích cực từ nhà trường, phụ huynh trong việc thay đổi thói quen ăn uống một cách khoa học và lành mạnh hơn cho học sinh.

2. Case study Green Marketing của Fuji Xerox

Fuji Xerox là doanh nghiệp liên doanh giữa Fujifilm và tập đoàn Xerox trong lĩnh vực truyền thông và tài liệu. Từ năm 2009, chương trình Nhãn xanh Việt Nam nhằm tiếp tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống bằng cách giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và vật liệu cũng như các loại chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ liên quan tới các sản phẩm của doanh nghiệp, đặc biệt là máy photocopy, một sản phẩm mà hầu hết các doanh nghiệp, văn phòng đều sử dụng.

Theo nhận định từ phía Fuji Xerox, máy photocopy ảnh hưởng đến môi trường theo nhiều cách khác nhau, từ sử dụng năng lượng đến hoạt động của máy, sử dụng giấy và phát tán các chất khác nhau trong quá trình vận hành đến khả năng phát ra hóa chất, gây tổn hại không chỉ tới môi trường mà còn tới sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, họ đã nghiên cứu và thực hiện thay đổi trên sản phẩm mới thân thiện với môi trường, đạt được chứng nhận xanh của cục quản lý môi trường Việt Nam.

3. Case study Green Marketing của Panasonic

Greener Electronic là một phong trào sản xuất mặt hàng thân thiện với môi trường trong ngành hàng điện tử, điện lạnh, được hưởng ứng và tham gia bởi rất nhiều các doanh nghiệp, trong đó không thể kể đến tập đoàn nổi tiếng Panasonic trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập đã tham gia vào phong trào này.

Các sản phẩm của hãng được triển khai theo chiến dịch “Life is Electric”, giúp người dân thay đổi nhận thức về “điện” trên nhiều khía cạnh, điển hình nhất là khía cạnh môi trường với khả năng tiết kiệm điện năng rất tốt. Chính từ những chiến dịch đó, Panasonic đã giành được giải thưởng danh giá Grand Prix, giúp hãng nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu, được người tiêu dùng biết đến với những sản phẩm tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường.

Thực trạng Green Marketing tại Việt Nam

Green Marketing tuy mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng đã được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng nhằm nâng cao ý thức người dân với các vấn đề về môi trường. Rất dễ để người tiêu dùng có thể nhận ra tiếp thị xanh đang dần len lỏi vào cuộc sống của họ thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội ngày càng gia tăng, cùng với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn thực hiện và tuyên truyền.

Dễ dàng có thể thấy được nhất, là VinGroup với các chiến dịch xanh của họ, điển hình như hệ thống xe điện VinFast tiên phong trong lĩnh vực xe máy điện tại Việt Nam, đi kèm với các chính sách chuyển đổi từ việc sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu sang sử dụng động cơ điện tại các cơ sở trực thuộc tập đoàn. Circle K cũng đã dần áp dụng Green Marketing trong việc kinh doanh của họ, bằng cách chuyển dần các sản phẩm qua sử dụng bao bì giấy, và khuyến khích người dân sử dụng xe điện bằng cách thiết kế các điểm tiếp điện tại các cửa hàng.

Tuy nhiên, việc phổ cập kiến thức bảo vệ môi trường ở Việt Nam vẫn chưa thực sự mạnh mẽ và vẫn có những sự việc đáng tiếc xảy ra trong dư luận. Điển hình là vụ việc nhà máy Formosa xả thải ra môi trường, hay thương hiệu Vedan gây bức bối quần chúng cư dân, làm sụp đổ hình tượng một thương hiệu lớn và lâu đời trong thị trường Việt Nam.

Lời kết

Green Marketing đang ngày càng phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới, song song với việc bảo vệ môi trường là một chủ đề ngày càng nóng trong xã hội. Green Marketing là một cơ hội lớn, đi kèm với những thách thức cho mọi doanh nghiệp để có thể nắm bắt, trở nên gần gũi hơn với cộng đồng khách hàng, người tiêu dùng. Hi vọng qua bài viết, BALICO đã giúp các bạn hiểu được Green Marketing là gì, và xây dựng được chiến lược tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp mình.

avata-web

Tốt nghiệp CNTT và bắt đầu công việc Thiết kế web, SEO, Adwords,… từ 2008, với hơn 15 năm kinh nghiệm của mình, tôi thành lập BALICO với mục tiêu mang đến những giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng hành cùng khách hàng tự tin bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0

Kết nối với tôi:  Facebook | Tiktok | Twitter | Linkedin | Youtube | Blog

zalo Chat Zalo
zalo Hotline
zalo Telegram
zalo Messenger
zalo Chỉ đường