GDN là gì? Kiến thức cần biết về quảng cáo GDN mới nhất

GDN là một trong những loại quảng cáo được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, để có thể triển khai hiệu quả, bạn cần trang bị các kiến thức cơ bản nhất về hình thức quảng cáo này. Nếu bạn chưa rõ GDN là gì? Ứng dụng loại quảng cáo này như thế nào? Vậy hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của BALICO.

GDN là gì? Quảng cáo GDN là gì?

GDN là cụm từ viết tắt của Google Display Network, nghĩa là mạng lưới hiển thị Google. Chính xác hơn, đây là một trong những không gian quảng cáo cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Không gian này là các website đối tác, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn do Google đặt ra. Trong khi đó, công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới Google đóng vai trò như “nhà môi giới”, kết nối giữa bên có nhu cầu quảng cáo là doanh nghiệp với bên có môi trường quảng cáo là website đối tác.

GDN-la-gi
GDN là cụm từ viết tắt của Google Display Network

Quảng cáo GDN hay Google Display Network Ads hoặc Google GDN Ads là một trong những dạng quảng cáo do Google cung cấp. Thuật ngữ này thường được dùng để phân biệt với Google Search Network (Search Ads). Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng điểm qua một số đặc điểm sau của loại quảng cáo này:

  • Vị trí hiển thị quảng cáo

Khác với Search Ads – quảng cáo hiển thị ngay khi người dùng tìm kiếm từ khóa, Google Display Network Ads chỉ hiển thị trên trang web đối tác của Google. Nói cách khác, nếu không truy cập vào website mà chỉ click search, bạn sẽ không thể nhìn thấy hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp chạy loại Ads này. Đây là một hạn chế của quảng cáo GDN so với “đàn anh” của mình. Bởi lẽ, câu chuyện người dùng click vào chính xác website chứa GDN có phần may rủi, mang tính thụ động.

  • Dạng quảng cáo

GDN đánh mạnh vào tính trực quan của người dùng với các định dạng chính như hình ảnh, video hoặc bạn cũng có thể dùng banner GDN. Trong khi đó, Search Ads đơn giản chỉ là ký tự (Tiêu đề, URL, Meta) được đặt ở top đầu tìm kiếm qua công cụ Google.

  • Mục tiêu quảng cáo chính

Nhìn chung, đối với các doanh nghiệp, việc chạy GDN Ads có thể hướng tới mục tiêu bán hàng cũng như quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, hiện tại, loại quảng cáo này thường được dùng để nâng cao độ nhận diện cho hình ảnh, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, nhất là ở Việt Nam.

Ưu, nhược điểm khi lựa chọn quảng cáo GDN

Ưu điểm khi sử dụng GDN Ads

Khả năng tiếp cận người dùng Google lớn

Hiện nay, có hàng tỷ website đang tồn tại. Trong đó, có khoảng 2 triệu trang web đối tác của Google đã đăng ký GDN. Con số này có vẻ khiêm tốn nhưng trên thực tế lại đem đến hiệu quả tiếp cận vô cùng tuyệt vời. Trước hết, vì phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của Google, nhất là tỷ lệ người truy cập nên mỗi website đã là một “kho báu tiềm năng” cho các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.

Thứ hai, nếu so sánh với khả năng quảng cáo của Facebook Ads, Zalo Ads,… có thể nói Google GDN khá vượt trội về cả hiệu quả đến tính thông dụng. Đó là hai trong nhiều lý do khẳng định tiềm năng tiếp cận người dùng rất lớn của hình thức quảng cáo này.

uu-diem-khi-su-dung-GDN
Khả năng tiếp cận người dùng Google lớn

Chi phí thấp hơn Search Ads

Nếu bạn đang có ngân sách quảng cáo khiêm tốn, Google Display Ads chắc chắn là lựa chọn phù hợp hơn so với Search Ads. Khoan nói về tính hiệu quả nhưng gánh nặng tài chính chạy quảng cáo được giảm tải đã giúp doanh nghiệp bớt đi áp lực không nhỏ.

Ngoài ra, với Google GDN, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn về cách thức trả phí hơn. Họ có thể lựa chọn PPC (Pay-per-click) hoặc CPM (Cost-per-mile). Rõ ràng, điều này cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách theo từng mục tiêu quảng cáo khác nhau.

Khả năng thu hút người dùng website cao

Như đã chia sẻ, Search Ads ưu tiên thứ tự hiển thị của “chuỗi ký tự” liên quan tới từ khóa, còn GDN Ads tập trung vào việc sử dụng hình ảnh, video, banner GDN,… Như vậy, dù là bất kỳ ai cũng sẽ yêu thích và ấn tượng hơn với tính trực quan mà Google Display Network Ads đem lại. Mặt khác, vị trí và bố cục hiển thị sản phẩm quảng cáo thường đã được các chủ website tối ưu, mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Vì thế, khả năng thu hút người dùng cũng cao hơn.

Tỷ lệ chuyển đổi lớn

Khi một người dùng tìm kiếm từ khóa, họ đang còn phân vân giữa việc mua hay không, hành động hay không hoặc nên lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bên nào. Nhưng khi click vào một GDN Ads, nhu cầu mua của họ đã rõ ràng, cụ thể hơn. Do đó, tỷ lệ chuyển đổi và ra đơn hàng thường cao hơn.

Nhược điểm của GDN Ads

Ngoài ưu điểm kể trên, hình thức quảng cáo này cũng có những nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:

Khó kiểm soát hiển thị

Đối với các website đối tác đăng ký Google Display Ads, họ sẽ không biết hiển thị quảng cáo trên giao diện của mình là sản phẩm hay dịch vụ gì. Còn đối với doanh nghiệp, họ cũng chẳng rõ hình ảnh, banner GDN,… của mình được đặt chính xác ở đâu. Tất cả việc phân phối quảng cáo đều do Google thực hiện theo cơ chế ngữ cảnh. Do đó, sẽ có những trường hợp “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Tuy nhiên, hiện nay, với Placement Targeting, doanh nghiệp đã có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn website đối tác nào “được phép” đặt quảng cáo của mình. Tuy nhiên, mức phí thực hiện sẽ nhỉnh hơn.

nhuoc-diem-cua-GDN
Nhược điểm của GDN Ads

Khó định hướng vào khách hàng tiềm năng

Cũng từ nhược điểm đầu tiên, doanh nghiệp thực hiện GDN dường như rơi vào tình cảnh “thả nổi” đối tượng quảng cáo. Việc xác định nhóm người dùng tiềm năng, nhóm khách hàng chính có phần khó khăn hơn nếu không thực hiện Placement Targeting.

Các dạng quảng cáo GDN hiện nay

Hiện nay, với Google Display Ads, doanh nghiệp có thể thực hiện một trong những dạng quảng cáo sau:

  • Quảng cáo dạng chữ

Với định dạng này, nội dung hiển thị bao gồm tiêu đề và hai thông tin liên quan tới sản phẩm, dịch vụ.

  • Quảng cáo dạng hình ảnh

Hình ảnh là định dạng GDN Ads rất phổ biến. Ở đó, doanh nghiệp có thể chia số liệu, trình bày hình ảnh sản phẩm,… Tuy nhiên, hãy lưu ý về kích thước GDN Ads cho phép của từng vị trí hiển thị banner để có bản thiết kế tốt nhất.

  • Quảng cáo dạng media 

Đây là một trong những định dạng quảng cáo khá mới. Song, nó lại cho thấy sức hút khi cho phép người dùng tương tác với Ads nhiều hơn. Ví dụ, với Carousel, bạn có thể lướt xem nhiều nội dung liên quan tới sản phẩm trên cùng một khung hiển thị quảng cáo.

  • Quảng cáo dạng video

Tính hấp dẫn của video trong quảng cáo là điều không cần bàn cãi. Thật tuyệt vời khi Google Display Ads cũng cho phép sử dụng định dạng này. Chỉ có điều, bạn cần lưu ý về kích thước GDN đối với khung video để tạo ra sản phẩm quảng cáo tối ưu nhất. Dưới đây là các kích thước GDN Ads để bạn tham khảo:

  • Hình vuông và hình chữ nhật: 200×200, 240×400, 250×250, 250×360, 300×250, 336×280, 580×400.
  • Hình chữ nhật đứng: 120×600, 160×600, 300×600, 300×1050.
  • Hình chữ nhật dài: 468×60, 728×90, 930×180, 970×90, 970×250, 980×120.
  • Mobile: 300×50, 320×50, 320×100 hoặc kích thước file nhỏ hơn hoặc bằng 150KB.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của BALICO về GDN và các vấn đề xoay quanh loại hình quảng cáo này. Hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để thực hiện chiến dịch marketing hiệu quả.

FAQ

Quảng cáo với hình thức Google Display Ads có đắt không?

Nhìn chung, nếu so sánh với Search Ads thì Google Display Ads có phần rẻ hơn. Tuy nhiên, để đánh giá mức chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra có lớn hay không, cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau: quy mô chiến dịch, mục tiêu chiến dịch,…

Mục tiêu của quảng cáo Google GDN là gì?

Với việc lựa chọn Google Display Ads, bạn có thể hướng tới cả mục tiêu bán hàng lẫn quảng bá hình ảnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam và nhiều quốc gia, việc nâng cao giá trị thương hiệu mới là đích đến được ưu tiên nhất khi chạy Google Display Network Ads.

avata-web

Tốt nghiệp CNTT và bắt đầu công việc Thiết kế web, SEO, Adwords,… từ 2008, với hơn 15 năm kinh nghiệm của mình, tôi thành lập BALICO với mục tiêu mang đến những giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng hành cùng khách hàng tự tin bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0

Kết nối với tôi:  Facebook | Tiktok | Twitter | Linkedin | Youtube | Blog

Hotline
Telegram
Messenger
Chỉ đường