Mô hình PEST là một trong những mô hình kinh doanh nổi tiếng và phổ biến nhất hiện nay. Vậy mô hình PEST là gì? Tại sao nó có thể giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách bền vững? Cùng BALICO khám phá những kiến thức thú vị về PEST qua bài viết dưới đây!
Mô hình PEST là gì?
Mô hình PEST được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Nó là một mô hình điển hình giúp doanh nghiệp đi vào hoạt động 1 cách hiệu quả và thành công. Thế nhưng, nhiều nhà quản lý vẫn chưa nắm rõ mô hình PEST là gì?
Hiểu một cách đơn giản, mô hình PEST nghiên cứu những yếu tố để làm nên một doanh nghiệp thông qua 4 khía cạnh. Chúng bao gồm: Politics (P): chính trị, Economics (E): kinh tế, Social (S): xã hội, Technology (T): công nghệ.
Đây là 4 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của 1 doanh nghiệp. Dù bạn có quy mô lớn hay nhỏ, 4 yếu tố này đều có tác động trực tiếp. Nó ảnh hưởng đến quá trình vận hành, hoạt động của doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Mô hình PEST thực sự cần thiết cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược hiệu quả và phù hợp trong tương lai.
Phần lớn những đối tượng nghiên cứu và sử dụng mô hình PEST này là các doanh nghiệp lớn. Họ có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, nhân viên chuyên môn cao. Thậm chí, các tập đoàn còn có những người tư vấn chiến lược riêng biệt, mở ra tầm nhìn tốt hơn.
Lợi ích của việc xây dựng mô hình PEST
Mô hình PEST nên được xây dựng nếu doanh nghiệp muốn tăng khả năng thành công. PEST sẽ là công cụ giúp những người quản lý nắm rõ tình hình chung.
Bên cạnh đó, họ cũng xem xét các yếu tố liên quan đến việc thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp. Khi ấy các chiến lược, kế hoạch chi tiết sẽ được ban lãnh đạo thống nhất triển khai. Như vậy, doanh nghiệp dễ dàng phòng ngừa được những rủi ro hay các mối nguy cơ tiềm ẩn.
Việc phân tích PEST một cách khoa học và đánh giá khách quan đem lại rất nhiều lợi ích. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp thấu hiểu môi trường kinh doanh mà còn lên được những kế hoạch dự phòng. Như vậy, nó tạo ra tiền đề cho doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
Mục đích xây dựng mô hình PEST
Phân tích và xây dựng mô hình PEST có mục đích giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng chiến lược. Người chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào xây dựng mô hình kinh doanh riêng. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh bên ngoài cũng có những ảnh hưởng vô cùng to lớn.
Những yếu tố khách quan này có thể tạo tiền đề cho doanh nghiệp cải thiện hoạt động, nhưng cũng có thể gây ra các khó khăn bất ngờ. Vì vậy, bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần mở rộng tầm nhìn, lường trước mọi khía cạnh xung quanh.
Những yếu tố cụ thể trong mô hình PEST
Mô hình PEST có những yếu tố cụ thể như thế nào? Cùng phân tích trong bài viết dưới đây
1. Yếu tố về chính trị (P)
Chính trị là yếu tố góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Chính trị được hiểu là sự can thiệp và quản lý của Chính phủ trong việc kinh doanh.
Nó bao gồm các chính sách liên quan đến xã hội, tiền tệ, thuế, môi trường, quản lý đất đai, thị trường,… Những điều lệ này đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp.
Khi xây dựng chiến lược, nhà quản lý bắt buộc phải tìm hiểu, nắm bắt yếu tố này. Bởi lẽ, doanh nghiệp không thể kinh doanh ngoài tầm kiểm soát của chính trị quốc gia.
1.1. Sự ổn định
Một quốc gia cần có sự ổn định về chính trị, không có tranh chấp, không xung đột hay mối đe dọa nào về an ninh. Thêm vào đó, chính phủ cần làm tốt công tác ngoại giao, mở rộng hội nhập.
Đó chính là môi trường lý tưởng nhất để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một cách thuận lợi. Thế nhưng, thực tế không phải quốc gia nào cũng đạt được tất cả các tiêu chí trên.
Mặc khác, sự ổn định chính trị vẫn là một hằng số có thể thay đổi. Nó buộc doanh nghiệp phải linh hoạt để thích ứng để duy trì hoạt động.
1.2. Luật pháp
Doanh nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, phải chịu sự quản lý và tuân theo pháp luật của Nhà nước. Do đó, doanh nghiệp phải đảm bảo đóng thuế đầy đủ, tuân theo những quy định của luật lao động, sử dụng lao động, luật môi trường, luật doanh nghiệp,…
Việc nắm được quy định trong kinh doanh sẽ đảm bảo doanh nghiệp không bị vướng phải những lỗi sai về pháp lý. Một số công ty thường có riêng một bộ phận chuyên nghiệp để xử lý, cảnh báo, giải trình… nhằm tránh những sai lầm này.
1.3. Sự can thiệp của Chính phủ
Sự can thiệp của Chính phủ tồn tại hai mặt. Đầu tiên, Chính phủ kiểm soát, nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp để quản lý nền kinh tế chung.
Nhưng mặt khác, Chính phủ cũng tạo những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế. Chính phủ thường trao những gói hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tiện ích khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục phát huy thế mạnh.
2. Yếu tố về kinh tế (E)
Những yếu tố về kinh tế chắc chắn cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp. Một số yếu tố có thể kể đến như là:
- Lạm phát: Lạm phát tăng cao sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp. Chúng bao gồm chi phí sản xuất tăng, nguyên liệu đầu vào tăng, mức lương của người lao động tăng,… Chúng trở thành gánh nặng và rủi ro lớn đến các nhà đầu tư và nội bộ công ty.
- Các chính sách của chính phủ tới nền kinh tế: Các chính sách đưa ra của Chính phủ về kinh tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng và can thiệp đến hoạt động chung của doanh nghiệp.
- Mức độ tăng GDP: GDP thể hiện sự phát triển kinh tế của riêng từng khu vực. GDP càng lớn sẽ chứng tỏ nền kinh tế đang ở mức tốt và ổn định. Nó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được hưởng lợi và có thêm điều kiện để phát triển.
- Lãi suất: Lãi suất sẽ góp phần can thiệp tới doanh nghiệp. Lãi suất cao khiến doanh nghiệp gặp trở ngại khi vay vốn và đầu tư mới để phát triển. Sức mua của người tiêu dùng cũng sẽ giảm đi đáng kể và tác động tới tình hình chung của doanh nghiệp.
3. Yếu tố về xã hội (S)
Khi phân tích mô hình PEST nhà quản lý không thể bỏ qua khía cạnh về xã hội. Xã hội ở đây gồm rất nhiều màu sắc, ảnh hưởng tùy theo từng ngành hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý một số đặc điểm chung như vấn đề già hóa dân số, lứa tuổi lao động, an sinh xã hội, thị hiếu người tiêu dùng, văn hóa giải trí,… Phân tích và hiểu rõ được những yếu tố về xã hội sẽ giúp doanh nghiệp nắm chắc được cơ hội và thời cơ hợp lý để thành công.
4. Yếu tố về công nghệ (T)
Công nghệ giờ đây càng ngày càng phát triển và tiến bộ vượt bậc. Nó đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của con người.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như vậy. Trong bối cảnh hiện nay, để hoạt động hiệu quả doanh nghiệp cần chuyển đổi số nhiều quy trình thủ công. Hầu hết các khâu từ quản lý, kế toán, sản xuất, logistics, truyền thông quảng cáo,… đều đang có thêm sự can thiệp của máy móc, dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Những công nghệ mới này sẽ đáp ứng nhu cầu cao hơn của doanh nghiệp. Đồng thời, chúng thay thế con người ở 1 số bộ phận làm việc với hiệu quả, năng suất và độ chính xác vượt trội.
Vì thế, doanh nghiệp cần phải lưu ý về yếu tố công nghệ, nhanh chóng chạy theo sự thay đổi mới, những xu thế mới để ứng dụng trong doanh nghiệp mình. Từ đó mới có thể tăng năng suất, giảm chi phí, và sinh ra lợi nhuận lớn.
Cách phân tích PEST và áp dụng
Sau đây là các bước phân tích mô hình PEST và áp dụng mô hình này trong doanh nghiệp để hiệu quả.
1. Liệt kê 4 yếu tố tác động
Như đã phân tích, mô hình PEST là gì bao gồm 4 yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Người phụ trách phân tích các yếu tố này cần đặt ra những câu hỏi trọng tâm. Dưới đây là gợi ý các câu hỏi giúp doanh nghiệp xác định tình hình thực tế:
- Yếu tố chính trị: Các cuộc bầu cử ở địa phương doanh nghiệp hoạt động diễn ra vào khi nào? Ai là người đứng đầu có quyền kiểm soát và quản lý? Mức thuế hiện hành là bao nhiêu? Trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp là gì? Hoạt động kinh doanh có đang tác động xấu lên môi trường?
- Yếu tố kinh tế: Sự ổn định của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp trong ngành hiện nay là bao nhiêu? Tình hình kinh tế trong nước và khu vực có gì biến động? Mức thu nhập và sức tiêu thụ hàng hóa của người dân là bao nhiêu?
- Yếu tố xã hội: Tình trạng sức khỏe, giáo dục, mối quan tâm ưu tiên của người dân là gì? Có những thay đổi gì về văn hóa, xã hội hiện nay doanh nghiệp cần lưu ý? Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, tốc độ gia tăng dân số?
- Yếu tố công nghệ: Có những công nghệ mới nào mới ra mắt? Lĩnh vực hoạt động của công ty có nên cập nhật theo những xu hướng công nghệ tiện ích mới đó hay không?
2. Săn đón những cơ hội có lợi
Bước tiếp theo khi áp dụng mô hình PEST vào trong thực tiễn đó là mở rộng tìm kiếm những cơ hội. Thời cơ có thể luôn tồn tại bên ngoài những đánh giá yếu tố trên.
Ví dụ, thị hiếu của người dùng đang thay đổi sang tìm kiếm những sản phẩm áo quần trẻ trung năng động. Đối tượng khách hàng là các bạn trẻ lại sẵn sàng chi tiền, đầu tư để khác biệt trong phong cách.
Đây là lúc doanh nghiệp may mặc hoặc các thương hiệu thời trang trẻ cần nhanh chóng nắm bắt và cho ra các sản phẩm mới. Việc đáp ứng nhanh nhất nhu cầu thị hiếu đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh lâu phai trong lòng người dùng.
3. Vạch ra những rủi ro tiềm ẩn
Việc đề phòng và vạch ra những rủi ro có thể xảy đến là điều cần làm trong kinh doanh. Phân tích những rủi ro và đề ra phương án để giải quyết vấn đề rủi được xem là ưu tiên của những người lãnh đạo thông minh.
4. Bắt tay vào hành động
Bước cuối cùng để đi đến thành công là bắt tay vào triển khai những hành động, kế hoạch đã lập ra. Những hành động cụ thể phải được đồng bộ xuyên suốt quy trình. Nó bắt đầu từ khâu quản lý, phổ biến trong các phòng ban và đến với từng cán bộ công nhân viên.
Lời kết
Bài viết trên đây đã đem đến các thông tin liên quan đến mô hình PEST là gì. Bên cạnh đó, cách phân tích PEST và áp dụng mô hình này được giới thiệu chi tiết. BALICO hy vọng bạn đã có được những kiến thức thiết thực và ứng dụng thực tế cho hoạt động của doanh nghiệp.
Tốt nghiệp CNTT và bắt đầu công việc Thiết kế web, SEO, Adwords,… từ 2008, với hơn 15 năm kinh nghiệm của mình, tôi thành lập BALICO với mục tiêu mang đến những giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng hành cùng khách hàng tự tin bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0
Kết nối với tôi: Facebook | Tiktok | Twitter | Linkedin | Youtube | Blog