Việc xác định USP (Unique Selling Proposition) sản phẩm thành công sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng hiệu quả. Vậy USP là gì? Làm thế nào để xác định được USP trong marketing? Cùng tìm hiểu chi tiết.
Trong môi trường đầy cạnh tranh hiện nay, việc nhận biết được điểm khác biệt giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh là điều quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng thành công, tối ưu chuyển đổi và doanh thu bán hàng.
Khi xác định và phát triển USP (Unique Selling Proposition), doanh nghiệp có thể sở hữu được lợi thế cạnh tranh và có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường để trở nên khác biệt so với đối thủ và độc nhất trong cảm nhận của khách hàng.
Vậy USP là gì? Làm thế nào để xây dựng USP cho doanh nghiệp? Hãy cùng BALICO tìm hiểu chi tiết về USP (Unique Selling Proposition) qua bài viết này.
Tổng quan về USP (Unique Selling Proposition)
USP (Unique Selling Proposition) là gì trong marketing?
USP là viết tắt của từ Unique Selling Proposition có nghĩa là điểm bán hàng khác biệt / độc nhất. USP sản phẩm là yếu tố đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Khi phát triển được Unique Selling Proposition trong marketing, doanh nghiệp sẽ tăng khả năng thu hút khách hàng mục tiêu lựa chọn mua sản phẩm / dịch vụ của mình thay vì đối thủ cạnh tranh.
USP của doanh nghiệp có thể là điểm khác biệt về chi phí (chiến lược kinh doanh dẫn đầu về chi phí), chất lượng sản phẩm, sản phẩm đầu tiên có mặt trên thị trường hoặc một số điểm Unique Selling Proposition khác.
Trong môi trường đầy cạnh tranh hiện nay, việc phát triển USP hay xác định chính xác điều gì làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh mới có thể giúp doanh nghiệp trở thành độc nhất trong mắt khách hàng, từ đó những kế hoạch kinh doanh hay các chiến dịch Marketing mới trở nên hiệu quả.
Như Theodore Levitt – Giáo sư tại đại học Harvard Business School đã nói: “Việc xác định và phát triển USP là một trong những hoạt động chiến lược và chiến thuật quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần phải chú trọng và đầu tư.”
Doanh nghiệp chỉ nên tập trung chính vào một điểm Unique Selling Proposition cụ thể. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật lên so với đối thủ cạnh tranh vì doanh nghiệp đã định vị riêng cho mình một chỗ đứng. Thay vì nỗ lực định vị mọi thứ, doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào một lợi điểm bán hàng độc nhất để có thể tạo nên vị thế riêng của mình.
Để xác định được USP hay lợi thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Sản phẩm của doanh nghiệp mang lại lợi ích gì và giúp khách hàng giải quyết được những vấn đề của họ như thế nào?
- Thương hiệu của doanh nghiệp có điểm gì khác biệt và mới lạ so với các đối thủ khác trên thị trường?
- Các thông điệp truyền thông mà doanh nghiệp truyền tải đến khách hàng là gì? Những thông điệp đó có thu hút khách hàng hay không?
Lợi ích của việc xác định và phát triển USP cho doanh nghiệp
Sau khi đã hiểu được khái niệm Unique Selling Proposition USP là gì, câu hỏi tiếp theo được đặt ra là: Doanh nghiệp có nên phát triển USP không? Lợi ích của việc xác định USP là gì?
Nhìn chung, việc xác định và phát triển USP của sản phẩm sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích chính sau.
Lợi điểm bán hàng độc nhất giúp doanh nghiệp trở thành người đi đầu trong thị trường
Khi đã có thể xây dựng và phát triển USP trong marketing, doanh nghiệp đã có khả năng chứng minh cho khách hàng thấy được mình là độc nhất và sở hữu được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Điều này giúp doanh nghiệp có thể trở thành người đi đầu thị trường bởi khả năng đánh bại đối thủ và tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.
USP sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng
Việc xác định và phát triển USP sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nêu bật được lợi ích duy nhất dành cho khách hàng, cung cấp cho khách hàng những giá trị hữu ích mà họ không thể có được qua việc sử dụng sản phẩm / dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
USP là những điểm khác biệt của doanh nghiệp cũng như những gì mà các đối thủ khác không có hoặc không thể bắt chước được, vì vậy Unique Selling Proposition chính là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng thành công.
Phát triển lợi điểm bán độc nhất giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng
Chính vì việc xác định và phát triển USP cho sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, Unique Selling Proposition cũng đem đến cho doanh nghiệp một lợi ích quan trọng khác đó là việc tăng doanh thu bán hàng.
Phát triển USP trong marketing, doanh nghiệp có thể tìm được cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường để từ đó thu hút khách hàng, tối ưu chuyển đổi và tăng doanh thu bán hàng một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Vai trò của USP trong doanh nghiệp
Về cơ bản, lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Proposition) có một số vai trò quan trọng trong doanh nghiệp như sau.
Đóng vai trò định hướng doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu dài hạn
Mặc dù lợi điểm bán hàng độc nhất USP đem lại rất nhiều lợi ích tới cho doanh nghiệp tuy nhiên, việc xác định và phát triển USP lại là điều không hề dễ dàng và đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và công sức để tạo nên Unique Selling Proposition đặc biệt nhất.
Vì vậy, việc phát triển USP sẽ được coi như là mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Để nhận biết được điểm bán hàng khác biệt và độc nhất của mình, doanh nghiệp sẽ có thể phải trải qua một quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá và thử nghiệm trong một thời gian dài. Xác định và phát triển USP sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào việc đạt được mục tiêu dài hạn của mình.
Đóng vai trò xây dựng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
USP Unique Selling Point đóng vai trò như một yếu tố quan trọng và không thể thiếu để giúp doanh nghiệp xây dựng được nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng biết đến mình nhiều hơn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.
USP sẽ có thể truyền đạt tối đa những lợi ích độc đáo đến với khách hàng tiềm năng và là một phần tất yếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, giúp cho chiến dịch Marketing sẽ trở nên đáng nhớ cũng như tạo được ấn tượng tích cực và khó quên trong mắt khách hàng.
USP sản phẩm là yếu tố không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing
Mỗi một doanh nghiệp khi đã xác định được lợi điểm bán hàng độc đáo Unique Selling Proposition của riêng mình sẽ định hướng chiến lược Marketing xuyên suốt theo điểm bán hàng độc nhất đó. Một doanh nghiệp có thể phát triển USP của mình dựa vào các đặc điểm của mô hình Marketing 4P hỗn hợp như: sản phẩm, cấu trúc giá, chiến lược vị trí (địa điểm và phân phối) hoặc chiến lược quảng cáo.
USP sẽ là điểm không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing để doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm / dịch vụ của mình đến khách hàng một cách hiệu quả.
Đặc điểm của một USP sản phẩm hiệu quả
Một Unique Selling Proposition hiệu quả cần bao gồm những đặc điểm như thế nào?
Khi xây dựng và phát triển USP trong marketing, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng USP của mình sẽ bao gồm những đặc điểm chính sau.
USP cần độc đáo
Một đặc điểm hiển nhiên cần có ở một điểm bán hàng đặc biệt là tính độc đáo của nó.
Nếu sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp không có điểm độc đáo, không có sự khác biệt nào thì làm sao sản phẩm / dịch vụ đó có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
Chính vì vậy một Unique Selling Proposition cần có yếu tố độc đáo để thu hút khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thay vì lựa chọn sản phẩm của đối thủ.
USP cần dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu
Khi nói đến USP của sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp thường đề cập đến những điểm khác biệt của sản phẩm / dịch vụ so với sản phẩm / dịch vụ khác của đối thủ trên thị trường.
Tất nhiên các điểm khác biệt của sản phẩm / dịch vụ này cần phải dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu. USP cũng phải được sử dụng nhằm mục đích đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như tính năng mới của sản phẩm có thật sự cần thiết và cung cấp giá trị đến cho khách hàng hay không.
Rõ ràng tất cả các điểm khác biệt phải dựa trên những nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Những điểm khác biệt của sản phẩm mà không mang lại lợi ích nào đó cho khách hàng thì không được coi là USP của sản phẩm / dịch vụ.
USP là điểm khó có thể bắt chước
Vì đây là điểm bán hàng độc nhất của doanh nghiệp, đặc điểm khó có thể bắt chước là vô cùng quan trọng.
Khi xác định và phát triển được USP khiến đối thủ khó có thể bắt chước, doanh nghiệp đã thành công trong việc định vị được chỗ đứng của mình trên thị trường và sở hữu được lợi thế cạnh tranh đặc biệt hơn so với đối thủ.
Các bước để phát triển USP (Unique Selling Proposition) thành công
Sau khi đã tìm hiểu những thông tin tổng quan về USP (Unique Selling Proposition), vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể phát triển USP của riêng mình một cách hiệu quả và thành công?
Để phát triển USP sản phẩm thành công, doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình 6 bước như sau.
Bước 1: Hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ
Bước đầu tiên để doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển Unique Selling Proposition sản phẩm thành công đó là việc hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ mà mình cung cấp.
Khi đã hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ của mình, doanh nghiệp mới có thể biết được mình đang làm gì, mình đang quảng bá sản phẩm / dịch vụ như thế nào tới khách hàng, sản phẩm / dịch vụ có chức năng hay điểm gì đặc biệt so với đối thủ hay không.
Để có thể hiểu thêm về sản phẩm / dịch vụ trong quá trình xây dựng và phát triển USP, doanh nghiệp có thể tự trả lời một số câu hỏi sau:
- Sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp là gì?
- Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
- Tính năng chính của sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp là gì?
- Những tính năng đó có gì đặc biệt so với đối thủ?
- Sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp có thể đem lại lợi ích gì tới cho khách hàng?
- Sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp đem lại những giá trị như thế nào?
Bước 2: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Sau khi đã hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ mà mình cung cấp, bước tiếp theo của việc xây dựng và phát triển Unique Selling Proposition là bước vẽ chân dung khách hàng mục tiêu.
Bằng việc xây dựng chân dung và hiểu về khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ có chiến lược phân bổ các nguồn lực hợp lý và có thể xây dựng chiến lược Marketing cũng như bán hàng hiệu quả để xây dựng và phát triển USP của mình.
Chân dung khách hàng (Buyer persona) là hồ sơ về khách hàng lý tưởng bao gồm những thông tin như nhân khẩu học, sở thích, đặc điểm hành vi và những yếu tố quyết định đến việc mua hàng của đối tượng.
Buyer persona được xây dựng dựa trên những nghiên cứu thị trường, dữ liệu thực tế và những phỏng đoán có cơ sở về đối tượng tiềm năng và khách hàng hiện tại.
Xác định chân dung khách hàng bao gồm 3 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng
Bước 2: Xử lý dữ liệu
Bước 3: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu dựa trên dữ liệu đã thu thập và xử lý
Với việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ đang gặp những vấn đề gì hay có những nhu cầu như thế nào sẽ giúp doanh nghiệp xác định được USP của mình một cách hiệu quả.
Để có thể phát triển Unique Selling Proposition qua việc vẽ chân dung khách hàng, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau:
- Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai?
- Khách hàng có những đặc điểm chính gì (nhân khẩu học, hành vi, tâm lý,…)?
- Vấn đề mà khách hàng thường gặp phải là gì?
- Nhu cầu của khách hàng là gì?
- Doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng những nhu cầu đó?
Bước 3: Nghiên cứu thị trường khi xây dựng USP sản phẩm
Khi đã hiểu về sản phẩm và vẽ được chân dung khách hàng, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường để có thể nhận biết được Unique Selling Proposition của mình là gì.
Nghiên cứu thị trường hay Market Research là một quá trình thu thập, xử lý, phân tích những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu với mục đích giúp doanh nghiệp có thể triển khai được những chiến lược marketing phù hợp hơn nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Khi hiểu rõ về thị trường mục tiêu thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp mới có thể xác định được USP của mình một cách hiệu quả.
Khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể tham khảo 2 phương pháp phổ biến chính như sau.
- Nghiên cứu thị trường sơ cấp (Primary Market Research)
Nghiên cứu thị trường sơ cấp là một phương pháp nghiên cứu thị trường mà qua đó, doanh nghiệp sẽ tự tiếp cận khách hàng hoặc thuê một bên thứ ba khác để thu thập thông tin về khách hàng hoặc thu thập những phản hồi, đánh giá của khách hàng về sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thị trường thứ cấp (Secondary Market Research)
Nghiên cứu thị trường thứ cấp là phương pháp mà doanh nghiệp tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn. Những nguồn này có thể do các tổ chức chính phủ, phòng thương mại, các hiệp hội thương mại và các tổ chức khác thực hiện.
Bước 4: Xây dựng USP cần hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh
Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển USP trong marketing. Doanh nghiệp cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, tính năng của sản phẩm hay dịch vụ của họ có gì đặc biệt không, khách hàng của họ là ai để từ đó xác định được điểm bán hàng độc nhất của mình để sở hữu được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Để phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần nghiên cứu những thông tin chính như:
- Thông tin tổng quan về đối thủ: Đội ngũ lãnh đạo và quy mô công ty, nhà đầu tư, nhà cung cấp, đối tác, số lượng khách hàng, thị phần của đối thủ,…
- Sản phẩm, dịch vụ của đối thủ: Đặc điểm, tính năng sản phẩm, dịch vụ, định giá sản phẩm, dịch vụ, điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ,…
- Các kênh truyền thông của đối thủ: Định vị thương hiệu của đối thủ, thông điệp truyền thông trong các chiến dịch, chiến lược nội dung của đối thủ, các hoạt động marketing của đối thủ,…
- Khách hàng của đối thủ: Khách hàng nói gì về đối thủ, đối thủ đang tập trung vào thị trường nào, phân khúc nào, khách hàng của đối thủ xuất hiện ở đâu,…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể phân tích đối thủ theo mô hình SWOT để hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như những cơ hội hay rủi ro chính tác động đến hoạt động marketing và bán hàng của họ.
Bước 5: Tổng hợp và chọn lọc thông tin để xác định USP của doanh nghiệp
Khi đã tìm hiểu về sản phẩm, khách hàng, thị trường cũng như phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần tổng hợp và chọn lọc thông tin qua các bước phân tích để xác định được Unique Selling Proposition cho riêng mình.
Ở bước tổng hợp và chọn lọc thông tin để phát triển USP, doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Khách hàng mục tiêu có nhu cầu hay vấn đề chính gì?
- Sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp có thể cung cấp đến cho khách hàng những giá trị như thế nào để giúp họ giải quyết vấn đề?
- Những tính năng của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có gì đặc biệt so với đối thủ?
- Đối thủ cạnh tranh đang sử dụng những chiến lược gì để thu hút khách hàng? Họ có những điểm bán hàng đặc biệt nào không?
Doanh nghiệp cũng nên chọn lọc 1-2 điểm USP phù hợp nhất để phát triển các chiến lược xây dựng thương hiệu và Marketing.
Bước 6: Đánh giá hiệu quả
Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng và phát triển USP đó là đánh giá hiệu quả.
Khi xây dựng được USP rồi, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả của USP đó liệu có thật sự hiệu quả hay không. Liệu Unique Selling Proposition mà doanh nghiệp đưa ra có phải điểm bán hàng độc nhất giúp doanh nghiệp sở hữu được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng hay không.
Hãy luôn đánh giá hiệu quả và cập nhật USP của mình một cách phù hợp nhất.
TOP 4 USP (Unique Selling Proposition) nổi bật nhất tại Việt Nam hiện nay
Các doanh nghiệp nổi tiếng trên Thế giới và Việt Nam đang sở hữu Unique Selling Proposition như thế nào?
USP của Domino’s Pizza
Domino’s Pizza là một thương hiệu Pizza nổi tiếng của Mỹ. Thương hiệu này nổi tiếng với khẩu hiệu: “Khách hàng sẽ nhận được Pizza nóng, được vận chuyển miễn phí trong vòng 30 phút”.
USP của Domino’s Pizza tập trung vào chất lượng sản phẩm đó là Pizza tươi, nóng sẽ được vận chuyển miễn phí tới khách hàng chỉ trong vòng 30 phút. Đối với USP này, Domino’s Pizza cam kết việc giao hàng miễn phí và cam kết chất lượng Pizza nóng khi vận chuyển sản phẩm tới khách hàng
USP này đã giúp hãng Pizza này thành công do việc thu hút được khách hàng nhờ việc giao hàng miễn phí trong thời gian nhanh nhất và đảm bảo được chất lượng của Pizza trong quá trình vận chuyển đến khách hàng.
USP của Vinfast
Vinfast là một thương hiệu xe mới nổi trong giai đoạn gần đây của tập đoàn VinGroup. Vinfast đã có câu khẩu hiệu (slogan) rất hay và đánh thẳng vào tâm lý khách hàng: ”Vinfast mãnh liệt tinh thần Việt Nam”.
Chính vì điều này, thương hiệu Vinfast đã khơi gợi và tạo nên niềm tự hào mãnh liệt về thương hiệu riêng của người dùng Việt Nam.
Đây chính là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam, được sở hữu 100% từ chủ doanh nghiệp Việt và có dây chuyền lắp ráp và gia công do chính tay người Việt Nam tự sản xuất.
Chính vì vậy, Vinfast đã tạo ra được lợi thế riêng về dây chuyền sản xuất và lắp ráp trong nước nên chi phí sản xuất và vận chuyển sẽ rẻ hơn nhiều so với những chiếc xe nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam.
USP của Baemin
Baemin là thương hiệu về app đặt và giao đồ ăn nổi tiếng đến từ Hàn Quốc. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Baemin đã đưa ra khẩu hiệu: “Ăn ở nhà cũng ngon”.
Với khẩu hiệu trên, Baemin đã giúp khách hàng có thể ngồi ngay tại nhà mình, mở App điện thoại lên, lựa chọn món họ thích và combo khác nếu cần. Sau đó, việc của khách hàng là ngồi chờ người giao đồ ăn nhanh đến tận nhà cho mình. Bên cạnh đó, so với các thương hiệu giao đồ ăn khác như Grab Food hay Now, Baemin đã đưa ra nhiều deal giảm giá và combo hấp dẫn cũng như dịch vụ freeship trong mùa dịch để có thể đem đến cho khách hàng những trải nghiệm ẩm thực đa dạng “ăn ở nhà cũng ngon” mà không cần phải đi đâu xa.
USP của Tiki
Tiki là một thương hiệu về thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam.
USP của Tiki là tập trung vào việc giao hàng tới khách hàng một cách nhanh nhất mà vẫn có thể giúp khách hàng tiết kiệm trong quá trình mua sắm của họ với Tiki.
Với chương trình giao hàng “Siêu nhanh – Siêu tiết kiệm“, khách hàng có thể nhận được hàng một cách nhanh chóng nhất chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Hiện nay, chưa một sàn thương mại điện tử nào giải quyết được bài toán khó này như cách mà Tiki làm và tạo tiếng vang về chất lượng dịch vụ của mình với khách hàng.
USP của Coca-Cola
Lợi điểm bán hàng độc nhất của Coca-Cola lấy màu đỏ và biểu tượng cánh én làm thương hiệu. Bao nhiêu năm nay, CocaCola luôn lấy mái ấm gia đình, cảnh sum họp gia đình làm thông điệp quảng cáo. Đây chính là một trong những lợi điểm đáo đáo tạo nên sự thành công của thương hiệu.
Lời kết
Ở bài viết này, BALICO đã cung cấp tới anh/chị những thông tin chi tiết về USP (Unique Selling Proposition) như: Định nghĩa USP là gì, Lợi ích và vai trò của usp-unique selling point cũng như quy trình xây dựng và phát triển USP hiệu quả. Chúc anh/chị thành công trong việc xây dựng điểm bán hàng độc nhất của mình!
Tốt nghiệp CNTT và bắt đầu công việc Thiết kế web, SEO, Adwords,… từ 2008, với hơn 15 năm kinh nghiệm của mình, tôi thành lập BALICO với mục tiêu mang đến những giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng hành cùng khách hàng tự tin bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0
Kết nối với tôi: Facebook | Tiktok | Twitter | Linkedin | Youtube | Blog