Top 5 bước thực hiện Marketing Research hiệu quả nhất

Hiện nay, trong thời đại 4.0 với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, nhu cầu của khách hàng thay đổi và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng tăng cao. Việc điều chỉnh chiến lược Marketing phù hợp với thói quen, hành vi của khách hàng cũng như để đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ là điều không thể bỏ qua.

Việc thực hiện nghiên cứu Marketing sẽ giúp doanh nghiệp có những hiểu biết sâu sắc về khách hàng, nắm bắt thông tin về thị trường mục tiêu cũng như phân tích được đối thủ cạnh tranh, từ đó xây dựng được những chiến lược Marketing và bán hàng hiệu quả để thu hút khách hàng và tối ưu lợi nhuận.

Hãy cùng BALICO tìm hiểu những thông tin chi tiết về nghiên cứu Marketing tại bài viết dưới đây.

Marketing Research là gì?

Theo Wikipedia, Marketing Research – Nghiên cứu Marketing là một phân ngành của xã hội học ứng dụng, tập trung vào việc thấu hiểu hành vi, ý thích và sở thích của người tiêu dùng trong một nền kinh tế thị trường và hướng tới việc tìm hiểu những tác động, cũng như so sánh sự thành công của các chiến dịch tiếp thị.

Về cơ bản, marketing research chính là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống những dữ liệu, thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, tổ chức.

Khi tiến hành nghiên cứu Marketing, doanh nghiệp cần nghiên cứu về các đặc điểm, thói quen tiêu dùng của khách hàng, vị trí và nhu cầu của thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, ngành công nghiệp nói chung cũng như thông tin về các đối thủ cạnh tranh khác mà doanh nghiệp phải đối mặt.

Marketing-Research
Marketing Research là gì?

Mục đích của Marketing Research là gì?

Sau khi đã tìm hiểu định nghĩa về marketing research, vậy doanh nghiệp có cần triển khai nghiên cứu trong Marketing không? Mục đích của Marketing Research là gì? Nhìn chung, nghiên cứu Marketing sẽ có những mục đích chính như sau.

Cung cấp thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp thấu hiểu customer insight 

Mục đích đầu tiên của nghiên cứu Marketing trong doanh nghiệp đó chính là cung cấp những thông tin về khách hàng hữu ích để từ đó doanh nghiệp có thể phân tích được customer insight.

Customer insight là những phân tích, diễn giải về hành vi hay xu hướng của khách hàng được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu, nghiên cứu và khảo sát khách hàng.

Customer insight không phải là những biểu hiện rõ rệt mà khách hàng thể hiện ra trong hành trình mua hàng của họ, mà đó là những lý do ẩn sâu bên trong mang tính tâm lý hoặc tiềm thức thúc đẩy khách hàng thể hiện một thái độ hay thực hiện một hành động nào đó. Bởi vì sự thật này xuất phát từ tâm lý hoặc được thúc đẩy bởi tiềm thức nên có thể chính bản thân khách hàng cũng không thể nhận thức rõ ràng mong muốn của họ.

customer-insight 
Cung cấp thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp thấu hiểu customer insight

Do customer insight không phải là những biểu hiện rõ rệt của khách hàng, nên việc thực hiện nghiên cứu Marketing để thu thập thông tin về hành vi, xu hướng mua hàng của khách hàng thông qua việc khảo sát hoặc phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng của mình hơn cũng như dễ dàng phân tích customer insight một cách hiệu quả.

Ví dụ, theo như một khảo sát khách hàng trong ngành dịch vụ ẩm thực, số lượng người có xu hướng ăn đồ ăn chay và eat clean ngày càng tăng. Từ đây, doanh nghiệp có thể suy ra customer insight là khách hàng ngày càng chú trọng vào việc bảo vệ sức khỏe và họ muốn ăn đồ ăn sạch và đầy đủ dinh dưỡng.

Đánh giá được hiệu quả của chiến lược Marketing 

Mục đích thứ 2 của nghiên cứu Marketing đó chính là giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của chiến lược Marketing mà mình triển khai.

Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý và có thể làm căn cứ giúp doanh nghiệp xây dựng các giải pháp phù hợp cho những nhiệm vụ Marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống Marketing mix và mức chi phí cũng như ngân sách cho các hoạt động Marketing.

Chiến lược Marketing cũng là một kế hoạch tổng thể giúp doanh nghiệp có thể hiểu được khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ đang gặp những vấn đề gì hay có những nhu cầu như thế nào cần được đáp ứng.

Khi thực hiện Marketing Research, doanh nghiệp sẽ xác định được liệu khách hàng đang phản hồi tích cực hay tiêu cực về sản phẩm / dịch vụ mà mình cung cấp cũng như hiệu quả của các kênh truyền thông và độ nhận diện thương hiệu để từ đó xây dựng được các chiến lược Marketing phù hợp hơn và tối ưu các kênh quảng cáo sản phẩm / dịch vụ.

Xây dựng được chương trình Marketing Mix 4P phù hợp 

Marketing 4P ( hay còn gọi là marketing mix ) là một mô hình Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể xác định chính xác sản phẩm mà mình cần cung cấp, định giá sản phẩm phù hợp, xây dựng được các kênh phân phối thuận tiện cho khách hàng và tối ưu được những chiến dịch quảng cáo, truyền thông sản phẩm.

Marketing-Mix-4P
Xây dựng được chương trình Marketing Mix 4P phù hợp

Mô hình này bao gồm 4 yếu tố chính: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Địa điểm (Place), Quảng cáo (Promotion).

Về cơ bản, mô hình Marketing 4P sẽ đặt ra 4 câu hỏi sau:

  • Sản phẩm (Product): Doanh nghiệp sẽ bán gì?
  • Giá cả (Price): Doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm mà mình cung cấp như thế nào?
  • Địa điểm (Place): Doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm ở đâu?
  • Quảng cáo (Promotion): Doanh nghiệp sẽ quảng bá sản phẩm của mình tới khách hàng như thế nào?
Xem thêm:  Deal là gì? Những hình thức Deal thu hút khách hàng

Khi thực hiện nghiên cứu Marketing, doanh nghiệp sẽ có được câu trả lời cho 4 câu hỏi trên một cách dễ dàng. Thông qua việc nghiên cứu Marketing, doanh nghiệp có thể xác định được những sản phẩm nào phù hợp với khách hàng mục tiêu, định giá sản phẩm phù hợp với giá trị mà sản phẩm mang lại cũng như xây dựng các hệ thống phân phối hiệu quả cũng như tối ưu các hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình.

Marketing Research cần nghiên cứu những gì?

Khi tiến hành nghiên cứu Marketing, một số những công việc chính mà doanh nghiệp cần làm bao gồm:

  • Nghiên cứu khách hàng mục tiêu: Doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu, mong muốn và sở thích của khách hàng để đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp
  • Nghiên cứu đối thủ: Nghiên cứu những chiến dịch, chương trình Marketing của đối thủ cạnh tranh theo mô hình 4P để từ đó học hỏi và rút kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động Marketing trong tương lai
  • Nghiên cứu độ nhận diện thương hiệu: Đo lường khả năng nhớ và nhận biết của khách hàng về tên thương hiệu hoặc tên sản phẩm của doanh nghiệp
  • Nghiên cứu sự liên kết về thương hiệu: Khi nhắc đến thương hiệu của doanh nghiệp, khách hàng sẽ nhớ đến yếu tố gì đầu tiên (giá rẻ, chất lượng sản phẩm tốt hay dịch vụ tốt,…)?
  • Nghiên cứu đặc tính thương hiệu: Những đặc tính nổi bật mà khách hàng đưa ra để mô tả thương hiệu là gì?
  • Yếu tố tác động đến quyết định của khách hàng: Những yếu tố tạo động lực mua hàng của khách hàng, đâu là những yếu tố mà khách hàng cho là quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định?
  • Nghiên cứu độ thu hút của thương hiệu: Đánh giá quảng cáo, thiết kế bao bì, website, bằng cách phân tích hành vi và thái độ của khách hàng.
  • Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng: Đo lường sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm / dịch vụ / thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các chỉ số như NPS và các hoạt động khảo sát khách hàng
  • Đánh giá hiệu quả của các kênh phân phối: Doanh nghiệp cần đánh giá thái độ của các nhà phân phối và các nhà bán lẻ về một sản phẩm, thương hiệu hoặc doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu những phản hồi của khách hàng trên Internet: Nghiên cứu phản hồi mà khách hàng đăng trên Internet – nơi mà họ đăng lên các trải nghiệm của mình với sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp mà có thể ảnh hướng đến quyết định của những khách hàng tiềm năng khác.

Phân biệt nghiên cứu Marketing (Marketing Research) và nghiên cứu thị trường (Market Research)

2 khái niệm Marketing Research (Nghiên cứu Marketing) và Market Research (Nghiên cứu thị trường) thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Vậy đâu là sự khác biệt giữa Marketing Research và Market Research? Làm thế nào để phân biệt được 2 thuật ngữ này?

Nhìn chung, nghiên cứu Marketing là một thuật ngữ rộng hơn, bao gồm cả nghiên cứu thị trường. Khi tiến hành nghiên cứu Marketing, doanh nghiệp không chỉ nên chú trọng vào việc xác định tiềm năng của thị trường mà còn nên xác định cả tính chất của thị trường, phân tích thị trường, phân tính doanh thu, thời gian, địa điểm, các kênh truyền thông, quảng cáo sản phẩm, các chương trình Marketing trong mô hình Marketing Mix 4P.

Trong khi đó, Market Research (nghiên cứu thị trường) chỉ quan tâm đến tiềm năng của thị trường và giải quyết câu hỏi liệu khả năng của thị trường có thể tiêu thụ một sản phẩm cụ thể nào đó không.

Sự khác biệt giữa Marketing Research và Market Research có thể được tóm tắt lại trong bảng dưới đây:

Marketing Research (nghiên cứu Marketing) Market Research (Nghiên cứu thị trường)
  Khái niệm Nghiên cứu Marketing hay Marketing Research chính là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống những dữ liệu, thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp, tổ chức. Nghiên cứu thị trường hay Market Research là một quá trình thu thập, xử lý, phân tích những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu với mục đích giúp doanh nghiệp có thể triển khai được những chiến lược Marketing phù hợp hơn nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
  Ứng dụng Ứng dụng của Marketing Research đối với doanh nghiệp chính là xác định tính chất của thị trường, phân tích thị trường, phân tính doanh thu, thời gian, địa điểm, các kênh truyền thông, quảng cáo sản phẩm, các chương trình Marketing trong mô hình Marketing Mix 4P. Ứng dụng của Market Research đó là giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro và định hướng hiệu quả khi kinh doanh. Nếu doanh nghiệp chủ quan nghiên cứu thị trường không rõ ràng hoặc không tìm hiểu về thị trường trước khi kinh doanh, các hậu quả nặng nề như lãng phí nguồn lực, chi phí và thậm chí là thất bại hoàn toàn sẽ có nguy cơ xảy ra cao.
  Hoạt động nghiên cứu Hoạt động nghiên cứu của Marketing Research bao gồm: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, phân tích customer insight, thu thập phản hồi của khách hàng để triển khai và đánh giá hiệu quả của các hoạt động, chiến dịch Marketing. Hoạt động nghiên cứu của Market Research bao gồm: Thu thập và phân tích, diễn giải các thông tin của một thị trường, sản phẩm, hoặc dịch vụ,..

2 phương pháp làm Marketing Research phổ biến nhất

Khi triển khai Marketing Research, doanh nghiệp có thể áp dụng những phương pháp nghiên cứu nào trong Marketing?

Về cơ bản, có 2 phương pháp để triển khai nghiên cứu Marketing phổ biến nhất mà doanh nghiệp có thể lựa chọn như sau.

Nghiên cứu định lượng (Quantitative Marketing Research)

Phương pháp triển khai nghiên cứu Marketing đầu tiên đó là nghiên cứu định lượng (Quantitative Research).

Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng.

Xem thêm:  Hashtag là gì? Top trend hashtag hot nhất hiện nay

Về nghiên cứu định lượng, phương pháp phổ biến mà doanh nghiệp có thể sử dụng là sử dụng Bảng câu hỏi khảo sát (Questionnaire Survey).

Khảo sát sử dụng bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin định lượng trên diện rộng, sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát, thu thập thông tin.

Đối với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ tổng hợp tất cả các câu hỏi đã soạn sẵn để thu thập thông tin từ đối tượng khách hàng mục tiêu. Các câu hỏi thường ở dạng ‘đóng’ với phương án trả lời cho sẵn và/hoặc có thêm lựa chọn mở để người trả lời chia sẻ, giải thích thêm cho câu trả lời của mình.

Khi tiến hành nghiên cứu định lượng, doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích thông tin bằng cách xây dựng biểu đồ và bảng dữ liệu thô.

Quantitative-Marketing-Research

Nghiên cứu định tính (Qualitative Marketing Research)

Phương pháp thứ 2 trong nghiên cứu Marketing mà doanh nghiệp có thể áp dụng là phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative Marketing Research).

Phương pháp nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu thường sử dụng để thăm dò, tìm hiểu ý kiến, quan điểm nhằm tìm ra insight các vấn đề. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể được sử dụng để phát hiện các xu hướng của khách hàng trong tương lai.

Một số ví dụ về nghiên cứu định tính có thể được kể đến như:

Nhóm tập trung (Focus Group)

Nhóm tập trung là một nhóm khách hàng (6-10 người) mà doanh nghiệp tập hợp lại và dẫn dắt họ trong một cuộc thảo luận. Cuộc thảo luận này có thể là bất cứ điều gì liên quan đến doanh nghiệp, đó có thể là phân tích nhu cầu của khách hàng, thu thập phản hồi của họ về sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp hay phân tích đối thủ cạnh tranh.

Phỏng vấn 1-1 (One-to-one Interview)

Đúng như tên gọi,  phỏng vấn 1-1 là sự tương tác cá nhân giữa doanh nghiệp và khách hàng dưới dạng một cuộc phỏng vấn.

Trong buổi phỏng vấn, doanh nghiệp sẽ đặt một loạt câu hỏi để thu thập thông tin hoặc dữ liệu từ khách hàng. Các câu hỏi này chủ yếu là câu hỏi mở. Phương pháp này có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào khả năng và kinh nghiệm của người phỏng vấn trong việc đưa ra những câu hỏi có thể gợi mở được câu trả lời từ khách hàng.

Quan sát (Observation)

Trong nghiên cứu/khảo sát, ngoài việc thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp từ đối tượng khảo sát, doanh nghiệp có thể dùng phương pháp quan sát để kết hợp thu thập thông tin đồng thời kiểm nghiệm lại những kết quả trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Ngoài 2 phương pháp trên, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn. Những nguồn này có thể do các tổ chức chính phủ, phòng thương mại, các hiệp hội thương mại và các tổ chức khác thực hiện.

5 bước làm Marketing Research hiệu quả

Marketing Research có vai trò quan trọng trong sự thành công của các chiến dịch tiếp thị. Thế nhưng việc thực hiện nghiên cứu trong Marketing lại là những hoạt động không hề dễ dàng.

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể triển khai nghiên cứu Marketing hiệu quả?

Doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình nghiên cứu Marketing 5 bước dưới đây.

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu Marketing hiệu quả, bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là xác định mục tiêu nghiên cứu.

Trước khi bắt đầu các hoạt động nghiên cứu Marketing, hãy nghĩ về những gì mà doanh nghiệp đang cố gắng đạt được tiếp theo.

Để có thể xác định mục tiêu nghiên cứu Marketing, nhà nghiên cứu cần phải xác định chính xác vấn đề hiện tại mà mình sẽ nghiên cứu là gì, bản chất của nó ra sao và mục tiêu của dự án nghiên cứu sẽ cần phải thu nhận những thông tin gì?

Thông thường, các dự án nghiên cứu Marketing có ba loại mục tiêu nghiên cứu chính:

  • Tìm ra nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu: Doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động nghiên cứu Marketing để có thể tìm ra nguyên nhân cho một vấn đề mà mình đang gặp phải.
  • Tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu: Sau khi xác định vấn đề, doanh nghiệp có thể thực hiện Marketing Research để có thể tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề
  • Xác định giải pháp tối ưu: Doanh nghiệp có thể nghiên cứu Marketing để xác định giải pháp tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí, nguồn lực mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
xac-dinh-muc-tieu-nghien-cuu
Xác định mục tiêu nghiên cứu

Bước 2: Xác định đối tượng cần nghiên cứu

Khi đã xác định được mục tiêu nghiên cứu, doanh nghiệp cần xác định đối tượng mà mình cần nghiên cứu.

Trong Marketing Research, đối tượng chính mà doanh nghiệp cần nghiên cứu bao gồm:

  • Nghiên cứu khách hàng
  • Nghiên cứu đối thủ
  • Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu khách hàng

Để có thể nghiên cứu khách hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là ai?
  • Khách hàng có những đặc điểm gì?
  • Tại sao nên thu thập thông tin, phản hồi của họ?
  • Thông tin về những đối tượng khách hàng này sẽ đem lại giá trị gì cho việc cải thiện hoạt động Marketing trong tương lai của doanh nghiệp?

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên xác định số lượng khách hàng mà mình sẽ nghiên cứu. Mẫu lý tưởng cho việc khảo sát đó là khảo sát 200 khách hàng trở lên nếu theo phương pháp định lượng. Đối với phương pháp nghiên cứu định tính thì doanh nghiệp có thể phỏng vấn chuyên sâu từ 10-15 người.

xac-dinh-doi-tuong-nghien-cuu
Xác định đối tượng cần nghiên cứu

Nghiên cứu đối thủ

Để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong Marketing Research, doanh nghiệp cần thu thập những thông tin chính như:

  • Thông tin tổng quan về đối thủ: Đội ngũ lãnh đạo và quy mô công ty, nhà đầu tư, nhà cung cấp, đối tác, số lượng khách hàng, thị phần của đối thủ,…
  • Sản phẩm, dịch vụ của đối thủ: Đặc điểm, tính năng sản phẩm, dịch vụ, định giá sản phẩm, dịch vụ, điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ,…
  • Các kênh truyền thông của đối thủ: Định vị thương hiệu của đối thủ, thông điệp truyền thông trong các chiến dịch, chiến lược nội dung của đối thủ, các hoạt động marketing của đối thủ,…
  • Khách hàng của đối thủ: Khách hàng nói gì về đối thủ, đối thủ đang tập trung vào thị trường nào, phân khúc nào, khách hàng của đối thủ xuất hiện ở đâu,…
Xem thêm:  Customer Lifetime Value là gì? 6 cách tăng giá trị vòng đời khách hàng hiệu quả nhất

Nghiên cứu thị trường

Khi nghiên cứu Marketing, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.

Để nghiên cứu thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Phân khúc thị trường mà doanh nghiệp hướng tới là gì?
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể trong phân khúc thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn là ai? Họ có những đặc điểm gì?
  • Mức độ cạnh tranh trong phân khúc thị trường đó như thế nào? Đối thủ của doanh nghiệp là ai?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thị trường? Cần làm gì để giải quyết những rủi ro khi hoạt động trên thị trường mục tiêu?

Bước 3: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu Marketing

Bước tiếp theo trong quy trình nghiên cứu Marketing đó là lựa chọn phương pháp nghiên cứu.

Đối với việc nghiên cứu khách hàng, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa 2 phương pháp là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.

Phương pháp nghiên cứu định tính phù hợp khi doanh nghiệp cần khảo sát mẫu khách hàng nhỏ hoặc cần quan sát biểu cảm, phản ứng của khách hàng đối với một chủ đề nghiên cứu nào đó. Ngược lại, phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp khi doanh nghiệp muốn khảo sát một số lượng lớn khách hàng với mục đích chính là thu thập dữ liệu để phân tích customer insight.

Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, doanh nghiệp cần xây dựng bảng câu hỏi khảo sát phù hợp để có thể sở hữu những thông tin hữu ích, từ đó hiểu được insight khách hàng. Khi áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, doanh nghiệp có thể tiến hành phỏng vấn nhóm hoặc phỏng vấn cá nhân với những câu hỏi chuyên sâu về chủ đề cần nghiên cứu.

Khi nghiên cứu đối thủ và nghiên cứu thị trường trong Marketing, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ cấp (Secondary Research Method) để thu thập thông tin, dữ liệu về thị trường cũng như đối thủ từ những nguồn có sẵn. Những nguồn thông tin này có thể kể đến các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về thị trường hoặc báo cáo hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.

Bước 4: Thu thập dữ liệu

Ở bước này, doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu khi nghiên cứu Marketing.

Để thu thập dữ liệu sơ cấp – những dữ liệu chưa có sẵn, doanh nghiệp có thể thiết kế bảng hỏi để khảo sát phù hợp và phân phối bảng hỏi đó đến một số lượng lớn khách hàng mục tiêu hoặc có thể thực hiện các hoạt động phỏng vấn, quan sát.

Với số lượng khách hàng cần nghiên cứu lên đến hơn 200 người, doanh nghiệp có thể lựa chọn nền tảng mạng xã hội như các hội nhóm, trang cá nhân trên Facebook để có thể phân phối bảng hỏi đến nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu nhất có thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể lên các diễn đàn, nơi tập hợp nhiều khách hàng mà mình hướng đến để phân phối câu hỏi.

Doanh nghiệp cũng có thể phỏng vấn qua điện thoại theo tệp khách hàng có sẵn để thu thập dữ liệu, tiếp cận một nhóm khách hàng thường xuyên tương tác với doanh nghiệp trên mạng xã hội hoặc tận dụng mối quan hệ cá nhân để phỏng vấn đối tượng khách hàng mục tiêu.

thu-thap-du-lieu
Thu thập dữ liệu

Đối với dữ liệu thứ cấp – những dữ liệu đã có sẵn về thị trường và đối thủ, doanh nghiệp cần tìm nguồn dữ liệu uy tín và chính xác. Những nguồn dữ liệu có sẵn uy tín có thể được kể đến như:

  • Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu của các doanh nghiệp về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường…
  • Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan
  • Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu
  • Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học,…

Bước 5: Phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận

Ở bước cuối cùng, doanh nghiệp cần phân tích dữ liệu đã thu thập được và đưa ra kết luận.

Với việc phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách trực quan hóa dữ liệu thông qua các biểu đồ trên Excel hoặc Google Forms. Bên cạnh đó, một số phần mềm chuyên dụng để phân tích dữ liệu có thể được kể đến như:

  • AMOS
  • SPSS Statistics
  • R Studio
  • Tableau

Sau khi đã trực quan hóa dữ liệu và phân tích, doanh nghiệp có thể đưa ra kết luận về hành vi khách hàng, customer insight, thông tin quan trọng về đối thủ và thị trường để từ đó đề xuất kế hoạch Marketing và triển khai các chiến dịch Marketing phù hợp hơn.

avata-web

Tốt nghiệp CNTT và bắt đầu công việc Thiết kế web, SEO, Adwords,… từ 2008, với hơn 15 năm kinh nghiệm của mình, tôi thành lập BALICO với mục tiêu mang đến những giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng hành cùng khách hàng tự tin bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0

Kết nối với tôi:  Facebook | Tiktok | Twitter | Linkedin | Youtube | Blog

Hotline
Telegram
Messenger
Chỉ đường