Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số chuẩn xác nhất

Hệ số lương là một khái niệm nhận được sự quan tâm của mọi đối tượng lao động, đặc biệt là các cán bộ hay công chức đang công tác tại cơ quan nhà nước. Hệ số lương có mối liên hệ gì với mức lương thực tế? Bài viết này BALICO sẽ làm rõ khái niệm hệ số lương, đồng thời giải thích vai trò cũng như tầm quan trọng của hệ số này.

Hệ số lương là gì?

Hệ số lương là một loại chỉ số nhằm thể hiện mức chênh lệch tiền lương giữa các cấp bậc hoặc vị trí công việc căn cứ trên các yếu tố như trình độ, bằng cấp, thời gian công tác,…

Về bản chất, hệ số này được sử dụng để tính mức lương thực nhận cho các cán bộ công tác trong các đơn vị nhà nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tư nhân hiện nay cũng có các chính sách điều chỉnh và xây dựng các thang hệ số lương để tính toán mức lương cơ bản, trợ cấp kèm các chế độ khác cho nhân viên của mình.

he-so-luong-la-gi

Đây được xem như một yếu tố cơ bản của thang lương và bảng lương, là sở sở để cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đảm bảo quyền lợi cho người lao động, bao gồm trả lương và các chế độ phụ cấp như bảo hiểm xã hội, lương tăng ca, chế độ nghỉ phép,…

  • Đối với các đơn vị nhà nước, mỗi nhóm ngành và cấp bậc sẽ có một khung hệ số lương riêng.
  • Đối với các khối doanh nghiệp không trực thuộc nhà nước, hệ số lương được sử dụng để biểu hiện các cấp độ khác nhau về bậc lương của người lao động căn cứ vào trình độ, bằng cấp và cấp bậc chức vụ của họ trong doanh nghiệp.

Từ đó, bộ phận kế toán cũng sử dụng hệ số này để tính mức lương cơ bản cộng với các chế độ phụ cấp dành cho nhân viên.

Cách tính lương theo hệ số chuẩn xác nhất

Căn cứ theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 14/12/2004, hệ số lương trong các Công ty nhà nước sẽ được thực thi theo hệ số phân cấp đối với người lao động thuộc 3 nhóm có bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

Ví dụ về hệ số lương trong doanh nghiệp như:

  • Trình độ Đại học: hệ số lương cơ bản là 2.34
  • Trình độ Cao đẳng: Hệ số lương cơ bản là 2.10
  • Trình độ Trung cấp: Hệ số lương cơ bản là 1.86

Ngoài ra, hệ số lương có thể tương ứng sẽ tăng lên theo từng cấp bậc công việc, với điều kiện là phải thỏa mãn mức chênh lệch nhau tối thiểu ở các bậc là 5%.

Xem thêm:  Top 4 cách tìm kiếm thị trường ngách hiệu quả nhất 2023

Tuy nhiên, tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/5/2013 quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về tiền lương thì bắt đầu từ 01/7/2013, tất cả các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và không trực thuộc nhà nước sẽ cùng áp dụng những quy định thống nhất về bảng lương, thang lương. Các quy định cũ liên quan tới cách tính hệ số lương Nghị định năm 2004 sẽ được xóa bỏ.

1 Cách tính mức lương theo hệ số được thực hiện theo công thức chung như sau:

Tiền lương cơ bản = Mức lương cơ sở * Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Đối với mức lương cơ sở: Căn cứ theo Nghị quyết số 128/2020/QH14, mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng. Mức lương này thông thường sẽ được điều chỉnh theo từng năm những năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Chính phủ đã quyết định giữ mức lương cơ sở giống năm 2020.
  • Đối với hệ số lương hiện hưởng: Hệ số này sẽ dao động theo nhóm ngành và chức vụ. Hệ số lương của từng nhóm cấp bậc sẽ có sự khác nhau.

Mức lương cơ bản hằng năm có sự điều chỉnh tăng dần qua các năm sau. Cụ thể, từ năm 2013 cho tới nay được thể hiện trong bảng dưới đây:

Năm áp dụng Thời gian áp dụng Mức lương cơ sở
2013 – 2016 Từ 1/7/2013 1.150.000 đồng/tháng
2016 – 2017 Từ 1/5/2016 1.210.000 đồng/tháng
2017 – 2018 Từ 1/7/2017 đến 30/6/2018 1.300.000 đồng/tháng
2018 – 2019 Từ 1/7/2018 đến 30/6/2019 1.390.000 đồng/tháng
2019 – 2020 Từ 1/7/2019 đến 30/6/2019 1.490.000 đồng/tháng
2020 Từ 1/7/2020 1.600.000 đồng/tháng
(Chưa áp dụng do tác động của đại dịch Covid – 19)

Ví dụ:

  • Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
  • Mức lương thực hiện từ ngày 01/07/ 2019 = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng

2 Cách tính cho người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân

Không giống với cán bộ hay các công nhân viên chức làm việc trong Nhà nước, lương cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp tư nhân được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng Chính phủ đề ra. Mức lương này sẽ được quy định mới mỗi năm. Theo đó, các chủ doanh nghiệp không được phép trả lương cho người lao động thấp hơn mức này.

Theo nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019. Mức lương tối thiểu vùng như trên sẽ được áp dụng tới khi có quy định mới.

Để xác định được mức lương tối thiểu vùng cấp huyện, xã, thành phố…Người lao động và doanh nghiệp có thể đối chiếu tại nghị định 90/2019/NĐ-CP. Trong nội dung của nghị định có chỉ rõ:

Vùng I: bao gồm các thành phố và quận/huyện/thị xã trực thuộc khu vực trung tâm có nền kinh tế phát triển.

  • Một số quận huyện tiêu biểu thuộc Vùng 1 tại Hà Nội có thể kể tới như Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Chương Mỹ.
  • Tại khu vực phía Nam, một số khu vực được tính vào Vùng I là thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo (Bình Dương)…
Xem thêm:  Top 6 cách cải thiện chỉ số AOV hiệu quả để tối ưu doanh thu

Vùng II: gồm các thành phố, tỉnh và huyện ngoại thành có nền kinh tế phát triển ở mức tương đối.

  • Một số quận huyên khu vực phía Bắc như huyện Ba Vì, thành phố Hải Dương, thành phố Hưng Yên, huyện Vĩnh Yên, Phúc Yên.
  • Ở khu vực phía Nam có một số tỉnh thành thuộc vùng II như thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và huyện Phú Quốc (Kiên Giang); thành phố Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang); thành phố Trà Vinh (Trà Vinh); thành phố Cà Mau (Cà Mau); thành phố Đồng Hới (Quảng Bình)…

Vùng III: bao gồm các khu vực có nền kinh tế ở mức khá nhưng vẫn thấp hơn so với vùng II.

  • Ở khu vực phía Bắc, một số huyện tiêu biểu thuộc Hải Dương được xếp vào vùng III có thể kể đến như Cẩm Giàng; Bình Giang; Kim Thành; Kinh Môn; Gia Lộc; Tứ Kỳ; Nam Sách. Một số huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng thuộc vùng III như Tam Đảo, Sông Lô, Tam Dương, Lập Thạch.
  • Ở khu vực phía Nam, một số thị xã tiêu biểu thuộc vùng III là thị xã Duyên Hải (Trà Vinh); thị xã Giá Rai (Bạc Liêu); thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm (Sóc Trăng);…

Vùng IV: là các địa bàn còn lại, các vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, nơi nền kinh tế chưa được phát triển.

Minh họa hệ số lương của một số ngành nghề

Cán bộ và công chức nhà nước

Bảng lương công chức hành chính

Thông tư 02 ban hành bởi Bộ Nội vụ hiệu lực từ 01/8/2021 quy định các ngạch công chức chuyên ngành hành chính áp dụng Bảng lương chuyên môn và nghiệp vụ kèm theo Nghị định 204 năm 2004 đối với cán bộ, công chức.

Cụ thể:

  • Ngạch Chuyên viên cao cấp: bảng lương công chức loại A3, hệ số từ 6,20 – 8,00;
  • Ngạch Chuyên viên chính: bảng lương công chức loại A2, hệ số từ 4,40 – 6,78;
  • Ngạch Chuyên viên: bảng lương công chức loại A1, hệ số từ 2,34 – 4,98;
  • Ngạch Cán sự: bảng lương công chức loại A0, hệ số từ 2,10 – 4,89;
  • Ngạch Nhân viên: bảng lương công chức loại B, hệ số từ 1,86 – 4,06.

Bảng lương công chức nhân viên lái xe

Đối với các công chức là nhân viên lái xe tại các cơ quan mà không có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên, liên quan tới chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm, thì sẽ được áp dụng Bảng lương ban hành kèm Nghị định số 204 dành cho nhân viên thừa hành hoặc phục vụ trong các cơ quan và đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

Xem thêm:  Top 10 website review đánh giá sản phẩm tốt nhất 2024

Bảng lương công chức chuyên ngành văn thư

Đối chiếu theo Thông tư 02 do Bộ Nội vụ ban hành, các công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức thuộc chuyên ngành văn thư sẽ áp dụng Bảng lương ban hành kèm Nghị định 204 đối với cán bộ, công chức chuyên môn. Cụ thể:

  • Ngạch Văn thư viên chính: bảng lương công chức loại A2, nhóm 1, từ hệ số lương 4,40 đến 6,78;
  • Ngạch Văn thư viên: bảng lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến 4,98;
  • Ngạch Văn thư viên trung cấp: bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến 4,06.

Bảng lương giảng viên đại học

Đối chiếu theo quy định trong Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT được ban hành ngày 26/10/2020 liên quan tới các quy định về mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương cho viên chức công tác trong cơ sở giáo dục Đại học công lập, hệ số lương của giảng viên Đại học được chia theo 3 thang chính:

  • Hạng I: Giảng viên Đại học cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) hệ số lương từ 6,20 – 8,00;
  • Hạng II: Giảng viên ĐH chính áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1)  hệ số lương từ 4,40 – 6,78;
  • Hạng III: Giảng viên ĐH áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 – 4,98.

Bảng lương bác sĩ

Đối với bác sĩ, hệ số lương được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm:

  • Hạng I: Bác sĩ cao cấp, có mã số V.08.01.01: hệ số lương có 6 bậc, từ 6,2 đến 8,0.
  • Hạng I: Bác sĩ chính, có mã số V.08.01.02: hệ số có 8 bậc từ 4,4 đến 6,78.
  • Hạng III: Bác sĩ, có mã số V.08.01.03: hệ số có 9 bậc, từ 2,34 đến 4,98.

Lời kết

Nhìn chung, hệ số lương đóng vai trò quan trọng đối với cả người lao động và các cơ quan, doanh nghiệp. Về phía các cơ quan, đây là cơ sở chính để đưa ra mức đãi ngộ hợp lý dành cho nhân viên. Về phía người lao động, nắm rõ các cơ sở pháp lý về lương theo hệ số sẽ giúp họ đưa ra những đánh giá và cân nhắc chính xác nhất trong quá trình ứng tuyển.

Đừng quên theo dõi BALICO để cập nhật những kiến thức thú vị nhé!

avata-web

Tốt nghiệp CNTT và bắt đầu công việc Thiết kế web, SEO, Adwords,… từ 2008, với hơn 15 năm kinh nghiệm của mình, tôi thành lập BALICO với mục tiêu mang đến những giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng hành cùng khách hàng tự tin bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0

Kết nối với tôi:  Facebook | Tiktok | Twitter | Linkedin | Youtube | Blog

Hotline
Telegram
Messenger
Chỉ đường