E-A-T là gì? 5 cách đơn giản để thay đổi xếp hạng E.A.T của bạn

E-A-T là gì? Nó là viết tắt của 3 từ ngữ: Expertise, Authority, and Trustworthiness. Thay đổi xếp hạng E-A-T giúp bạn tăng xếp hạng từ khoá trên kết quả tìm kiếm nếu bạn hiểu đúng, làm đúng. Và trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ 5 cách đơn giản để thay đổi xếp hạng E.A.T của bạn

Định nghĩa về E-A-T hiện nay có rất nhiều, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ chỉ nói sâu thêm về cách triển khai E-A-T trong SEO, giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất mà thôi.

Về nguyên tắc xếp hạng từ khoá của Google, họ luôn muốn mang lại kết quả tốt nhất, có sự liên quan nhất và đáp ứng được sự thoả đáng nhất khi người dùng truy vấn. Vì vậy có rất nhiều cơ chế đánh giá để có thể đưa ra kết quả, Google sử dụng những đánh giá đó để nâng cấp và phát triển thuật toán của mình

Nói dễ hiểu thì những trang được người dùng truy cập nhiều, đánh giá cao, lưu lại lâu,.. sẽ là những trang được Google xem là mang lại yếu tố có ích cho người dùng khi họ tìm kiếm. Và một trong những yếu tố đó chính là E-A-T:

  • Expertise: Chuyên môn
  • Authority: Thẩm quyền
  • Trustworthiness: Độ tin cậy

EAT-la-gi

E-A-T không đơn thuần áp dụng cho thương hiệu, trang web mà chính bản thân người chịu trách nhiệm nội dung cũng là một yếu tố (tác giả), hiểu được điều đó chúng tôi dành chia sẻ cho một một số bước đầu tiên khi tiến hành tối ưu chiến lược SEO của mình bằng E-A-T như sau

1/ Hãy đính kèm theo tên tác giả và tiểu sử cho tất cả bài viết được biên tập

Đặt giả sử khi bạn đọc một bài viết về chủ đề sức khoẻ, liệu bạn có muốn quan tâm tác giả bài viết là ai? nhà chuyên gia hay bác sĩ? hay đơn giản chỉ là một người viết Blog đơn thuần?

Hiểu được người chịu trách nhiệm phía sau những nội dung được biên tập, cũng là cách để chúng ta đánh giá độ tin cậy của yếu tố E-A-T trong bài viết đó.

Xem thêm:  SEO local là gì? 6 bước SEO local hiệu quả cho doanh nghiệp

Đặc biệt với những trang YMYL (Your Money or Your Life), bắt buộc người chịu trách nhiệm nội dung phải có chuyên môn và thẩm quyền đáng tin cậy đối với chủ đề và nội dung bài viết.

Riêng với những trang trình bày sản phẩm, mô tả và quảng bá sản phẩm thì thông tin liên hệ của doanh nghiệp hay phần chăm sóc khách hàng phải được thể hiện rõ.

Với những bài blog, bài chia sẻ mang tính chuyên môn luôn đòi hỏi tác giả phải là người có đủ chuyên môn và am hiểu về lĩnh vực trong bài viết đó, kể cả khi họ chưa hoặc không phải là chuyên gia thì thông tin tác giả vẫn phải rõ ràng.

Nếu bạn đọc tìm thấy một bài viết mang tính chuyên môn cao được chia sẻ, nhưng lại không thể nhìn thấy hoặc có thể chứng minh được người đứng sau bài viết đó là ai, thông tin tác giả như thế nào thì lúc này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến E-A-T

Như tôi đã lấy ví dụ ở trên với chủ đề bài viết về sức khoẻ, nghĩa rằng người dùng luôn đánh giá cao hơn nếu biết được tác giả của bài viết là bác sĩ, hoặc chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ.

E.A.T

2/ Đầu tư vào xây dựng thương hiệu cho cá nhân để cải thiện xếp hạng E-A-T

Đây là chủ đề tôi có thuyết trình cách đây một tuần bên công ty bất động sản, mà chính tôi là khách mời chính. Vì sao chúng ta cần xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình? bởi đó là cách chúng ta làm cho mình trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt mọi người và cũng trong mắt Google.

Nếu bạn đang nghĩ rằng mình không phải chuyên gia hay người nổi tiếng và không cần xây dựng thương hiệu cá nhân, điều đó sai hoàn toàn. Ở đây bạn đừng nghĩ thương hiệu là một cái gì đó mang danh tiếng cao sang, đơn giản chỉ là bạn giúp người khác hiểu bạn là ai? ở đâu? làm gì? nói cách khách là cách bạn định vị bản thân mình với người khác.

Bạn hãy xây dựng cho mình những điểm mạnh tích cực, sự xuất hiện của bạn ở môi trường internet từ những tài khoản profile mạng xã hội, bạn được nhắc đến nhiều trong những bài viết mang tính chuyên môn về công việc bạn đang làm cũng là cách để định vị thương hiệu của bản thân, hay đơn giản việc bạn sở hữu một trang web cá nhân của chính mình chẳng hạn,…

Về cơ bản đây là bước đi giúp cho những nội dung mà bạn xây dựng, bạn đứng tên tác giả sẽ trở nên đáng tin cậy hơn, có xếp hạng cao hơn trong E-A-T. Điều này sẽ giúp bạn phát triển thương hiệu tích cực trong ngành của mình và kiếm được những xác nhận cần thiết của bên thứ ba.

Xem thêm:  Thuật toán Google là gì? Tổng hợp các thuật toán của Google

3/ Hãy xoá hoặc chỉnh sửa những nội dung có E-A-T thấp mà bạn là tác giả

Một nội dung được đánh giá là sơ sài, kém chất lượng nên được chỉnh sửa cho phù hợp hoặc loại bỏ nó nếu như bạn là tác giả, bởi điều này có thể ảnh hưởnr rất lớn đến uy tín, thương hiệu cá nhân và độ tin cậy của bạn.

Việc xoá đi nội dung chất lượng thấp có thể gây ảnh hưởng ở mức độ nào đó với các chỉ số trên Google dành cho trang web của bạn, tuy nhiên giữ lại những nội dung đó sẽ khiến cho người dùng đánh giá thấp điểm xếp hạng tác giả của bạn.

Trong nhiều trường hợp, nếu bạn đang đầu tư phát triển một trang web cần đến những kiến thức chuyên sâu mà bạn lại thiếu hiểu biết về nó, bạn hãy mời một người có chuyên môn tham gia cùng bạn, hoặc trở thành tác giả chính cho trang web của bạn.

Tôi lại quay về ví dụ ban đầu, ví thử bạn xây dựng một blog chuyên về sức khoẻ, và bạn chỉ là một quản trị viên phát triển website của mình chứ không phải bác sĩ hay chuyên gia y tế, vậy bạn hãy hợp tác với một người có chuyên môn và thậm chí có danh tiếng trong ngành để đứng sau những bài viết mang tính chuyên môn y học trên website của bạn.

4/ Đầu tư vào hệ thống bảo mật, an toàn cho người dùng

Bạn có muốn vào một trang web mà ở đó trình duyệt cảnh báo kém bảo mật hay không? ví dụ nó không sử dụng SSL và giao thức https chẳng hạn?

Chắc chắn câu trả lời là bạn sẽ không thấy được sự an toàn, bạn sẽ có tâm lý bất an khi truy cập vào một trang web như thế, và thậm chí nó ẩn chứa rủi ro nếu đó là trang liên quan tới vấn đề thanh toán trực tuyến hoặc chứa đựng thông tin cá nhân.

Ngoài việc đầu tư bảo mật cho hệ thống website của mình, bạn cũng nên cố gắng đăng ký những chứng nhận về độ tin cậy hoặc chứng chỉ an toàn như Trustweb, DMCA, Logo của Bộ Công Thương,… nó cũng giúp ích nhiều trong việc

EAT-trien-khai-nhu-the-nao

Đọc tham khảo thêm: Hiểu về điểm xanh đỏ của Rank Math SEO dành cho người mới bắt đầu

5/ Kiểm duyệt bình luận, đánh giá từ bài viết của bên thứ 3

Nếu trên website của bạn có mở những mục cho phép bên thứ 3 được quyền đánh giá, bình luận, hay tham gia đóng góp nội dung,… bạn phải có kiểm soát chặt chẽ về những nội dung này.

Xem thêm:  Hiểu về điểm xanh đỏ của Rank Math SEO cho người mới bắt đầu

Bởi vì chỉ một đánh giá sai, hoặc đánh giá kém chất lượng cũng sẽ ảnh hưởng tới E-A-T của bạn, lại lấy ví dụ về chủ đề y tế, nếu như trong bài viết chuyên mục sức khoẻ của bạn có nhiều nội dung đưa ra cho một lời khuyên nào đó liên quan sức khoẻ nhưng nó lại không có kiểm chứng, không có tính chuyên môn hay cơ sở khoa học,… thì điều đó sẽ mang lại sự nhìn nhận sai lệch cho chủ đề của bạn.

Mặc dù giữa người thứ 3 đưa ra đánh giá và tác giả chính của chủ đề không có sự liên kết nào, tuy nhiên cả 2 trường dữ liệu đang nằm chung trong một trang nội dung liên quan đến chủ đề chính. Những đánh giá đúng, bình luận có tính chuyên môn cao sẽ mang lại tín hiệu xếp hạng tốt hơn cho bạn.

Vì vậy việc kiểm duyệt nội dung bình luận, đánh giá trên trang là điều rất cần thiết.

Kết luận

Với 5 điều chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị để tham khảo và có những điều chỉnh cho phù hợp nếu bất kể một điều gì bạn cho là hữu ích mà bạn chưa có thực hiện.

E-A-T không phải là mới, tuy nhiên để hiểu đúng, làm đúng và cho ra kết quả đúng lại là điều ít người để ý tới, hoặc có để ý nhưng đang làm sai. Hiện nó vẫn là yếu tốt xếp hạng trong những thuật toán cốt lõi của Google, khi bạn biết kết hợp 5 yếu tố này lại với nhau, bạn sẽ có thể tăng đáng kể thứ hạng hoặc giữ vị trí xếp hạng được trụ TOP lâu hơn.

Xin chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

avata-web

Tốt nghiệp CNTT và bắt đầu công việc Thiết kế web, SEO, Adwords,… từ 2008, với hơn 15 năm kinh nghiệm của mình, tôi thành lập BALICO với mục tiêu mang đến những giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng hành cùng khách hàng tự tin bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0

Kết nối với tôi:  Facebook | Tiktok | Twitter | Linkedin | Youtube | Blog

Hotline
Telegram
Messenger
Chỉ đường